Du học ngành Truyền thông Quốc tế

D

Truyền thông quốc tế còn có thể được gọi là Truyền thông toàn cầu hay Truyền thông xuyên quốc gia. Bạn biết gì về ngành học này? Nhiều người cho rằng ngành học này “bao trọn” các vấn đề kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội và cả quân sự. Thực ra, đây là ngành học lý tưởng cho những sinh viên yêu thích du lịch và làm việc trong môi trường đa dạng, lắm thử thách. Những lĩnh vực mà ngành học này bao quát có thể kể đến là Phát thanh truyền hình và báo chí, Ngoại giao, Chính sách truyền thông và công nghiệp.

Nghề nghiệp nào cho ngành Truyền thông quốc tế

Học ngành này sẽ mở ra cho bạn cơ hội làm việc ở bất kỳ lĩnh vực công hay tư và bạn hoàn toàn có thể lựa chọn nghề nghiệp liên quan đến sở thích cá nhân. Vì ngành này đòi hỏi sinh viên phải sử dụng nhiều ngoại ngữ khác nhau nên bạn có thể ít nhiều dính líu tới công việc biên, phiên dịch. Để thành công với ngành này, bạn cũng cần có sự hiểu biết về con người và văn hóa tại những quốc gia bạn làm việc. Điều này nhằm đảm bảo sẽ không có sự hiểu lầm, sai sót trong công việc. Hơn nữa, ngành học này cũng có thể là bàn đạp tấn công nghiệp báo chí, quảng cáo, marketing, media hay hành chính công.

Học truyền thông quốc tế có thể sẽ dẫn dắt bạn đến công việc ở các công sở lớn, ví dụ như các công ty đa quốc gia vốn có sự đầu tư cao trong lĩnh vực truyền thông. Tại những công ty này, bạn sẽ có thể làm việc ở các phòng ban như Nhân sự hay Sales&Marketing.

Ngành Truyền thông quốc tế thường có những môn gì?

Những môn học thường xuất hiện trong ngành này có thể được chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn: nhóm các môn thường thức (Các vấn đề toàn cầu, Chính trị quốc tế…), nhóm các môn chuyên ngành (Luật, Chiến lược truyền thông, Truyền thông số, Truyền thông liên văn hóa…) và nhóm kỹ năng (Tin học, Tiếng Anh…)

Bạn có nên theo đuổi ngành này? Và nên học ở đâu?

Nếu hội đủ các kỹ năng cần thiết như ham thích du lịch, cởi mở với những khác biệt văn hóa, có khả năng tiếng Anh vững chắc và ham thích lĩnh vực truyền thông thì đây hẳn là ngành dành cho bạn. Khi đã xác định theo đuổi, bạn cần tìm ra điểm đến mà mình muốn theo học. Tất nhiên việc học ở những thành phố lớn sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội xin việc làm thêm, xin thực tập hơn, nhưng chi phí sinh hoạt ở đây cũng cao hơn. Nếu môi trường ở “dưới tỉnh” phù hợp với phong cách sống và điều kiện kinh tế của bạn hơn thì chẳng việc gì phải chen chân lên thành phố. Chẳng phải bạn hoàn toàn có thể đi thực tập vài ba tháng ở các đô thị lớn sao?

Your sidebar area is currently empty. Hurry up and add some widgets.