Vào ngày 5 tháng 7 đã diễn ra Lễ khai mạc trọng thể các hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga như một ngoại ngữ đến từ các nước Châu Á: Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Sri Lanka. Đơn vị tổ chức là Trung tâm hỗ trợ các dự án xã hội và văn hóa – giáo dục “Vita” với sự hỗ trợ của Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội.
Lễ khai mạc về phía Nga có sự hiện diện của Trưởng Cơ quan đại diện Rossotrudnichestvo tại Việt Nam V.V. Stepanov, Giám đốc Viện Giáo dục Nhân văn và Khảo thí, Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn T.S. Kruglova, các giảng viên Nga đến từ Đại học Liên bang Nam Ural; về phía Việt Nam có sự tham dự của Trưởng Ban Châu Âu Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam Nguyễn Thị Thu Giang, Phó Chủ tịch thường trực Hội Hữu nghị Việt – Nga Trịnh Quốc Khánh, Giám đốc Phân viện Puskin Nguyễn Thị Thu Đạt, Chủ tịch Hiệp hội giáo viên tiếng Nga và văn học Nga của Việt Nam (VAPRYAL) Phùng Trọng Toản; và hơn 100 giáo viên tiếng Nga từ 7 quốc gia Châu Á.
Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga V.V. Stepanov đã đọc diễn văn chào mừng thay mặt Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam G.S. Bezdetko. Trong bài phát biểu Đại sứ đã nói rằng, tại hội trường ngày hôm nay tụ hội những người bạn chân thành của nước Nga, những người truyền tải thái độ tốt đẹp đối với đất nước chúng tôi tới các sinh viên của mình, ông gửi lời cảm ơn tới mọi người vì hoạt động hiệu quả trong môi trường ngoại giao nhân dân, mà nếu không có nó thì sự phát triển tinh thần hiểu biết lẫn nhau, tình hữu nghị và hợp tác giữa các nước chúng ta không thể nào trọn vẹn. Ông cũng nhấn mạnh rằng, hiện nay một dự án nhà nước quy mô lớn của Liên bang Nga “Phát triển giáo dục” giai đoạn 2018-2025 đang được triển khai, trong đó có nhiệm vụ truyền bá tiếng Nga như một ngôn ngữ đối thoại quốc tế. Ngày nay nhiệm vụ này rất cấp thiết và có nhu cầu hơn bao giờ hết.
Tại triển lãm các tài liệu học tập và phương pháp giảng dạy tại Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga, những người tham dự có cơ hội làm quen với các ấn phẩm mới về tiếng Nga như một ngoại ngữ của các nhà xuất bản chuyên ngành hàng đầu của Nga.
Các hoạt động trực tiếp tại Hà Nội sẽ kết thúc khoá đào tạo từ xa được thực hiện trực tuyến từ ngày 14 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12 năm 2022. Trong khuôn khổ khóa đào tạo nâng cao trình độ sẽ thảo luận các vấn đề về phương pháp giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ ngoài môi trường ngôn ngữ. Cụ thể là tiến hành phân tích các phương pháp làm việc với văn bản video thực tế, tài liệu về đất nước học, phương pháp hình thành kỹ năng nghe và phát âm, cũng như kỹ năng hoạt động lời nói phái sinh.
Theo sáng kiến của TTKH&VH Nga, trong chương trình bao gồm các tiết mục chào mừng của đoàn trống Nhà hát Chèo Việt Nam, Khoa múa Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, cũng như chuyến thăm nhà Nhà hát múa rối nước, giúp đại biểu các nước tiếp xúc với văn hóa truyền thống của Việt Nam.