Du học Nga – Học không xuất chúng, vẫn săn được học bổng toàn phần?

D

Chào các bạn, mình là Ngọc – sinh viên năm 1 khoa ngoại ngữ trường ĐH Phương Đông. Mình vừa giành 1 suất học bổng toàn phần theo chương trình học bổng Hiệp Định của Cục Hợp Tác Quốc Tế, suất học bổng của mình kéo dài trong toàn bộ thời gian mình học cử nhân tại Nga, mình được miễn toàn bộ học phí, chỗ ở, và chu cấp cho gần 420$/1 tháng từ Việt Nam, 35$/1 tháng từ phía Nga để chi tiêu ăn uống, vé máy bay thậm chí là phí làm visa và hộ chiếu mình cũng được chu cấp luôn nhé.

Trước khi vào vấn đề chính, mình muốn hỏi các bạn một câu: Các bạn có phải là người có thành tích học tập và các hoạt động cực kỳ nổi trội không?

Nếu câu trả lời là KHÔNG, thì xin CHÚC MỪNG bạn bởi bài chia sẻ này của mình thực sự sẽ phần nào giúp ích cho bạn.

1453498_10202665643951405_1944824500_n

Xin nói qua một chút về bản thân mình, hiện tại mình đang là sinh viên năm 1 khoa Anh Đại học (dân lập) Phương Đông; điểm số GPA của mình kỳ 1 cũng chỉ đạt 7.8/10 (không quá thấp nhưng cũng không quá ấn tượng), IELTS 6.0 (tất nhiên du học Nga chả để làm gì cái tiếng Anh cảJ); thi thoảng mình có tham gia các hoạt động của đoàn Trường như: văn nghệ, hội thao, hiến máu…may mắn là đều có chứng nhân với cả bằng khenJ). Ngoài ra mình cũng có một vài kinh nghiệm khi tham gia các dự án xã hội từ khi học năm nhất nhưng thường là những dự án nhỏ, không mang tầm cỡ lớn. Tự mình đánh giá rằng profile của mình không quá xuất sắc, vậy tại sao mình lại săn được phần học bổng toàn phần du học Nga?

Một bật mí đầu tiên cho các bạn, theo tớ thì Du học Nga là nước dễ nhất, chỉ tiêu nhiều, tiêu chí không cao…chứ như đi Mỹ thôi xin được 50% cũng bở hơi tai đấy!!!

1. Biết mục đích của bản thân khi xin học bổng

Lời khuyên này nghe có vẻ quen thuộc nhưng đây chắc chắn là câu hỏi đầu tiên bạn phải trả lời khi nghĩ tới việc xin học bổng cũng như đi du học: ĐI DU HỌC ĐỂ LÀM GÌ? Bạn không thể làm việc mà không có mục đích và phương hướng. Việc tìm ra lý do để bắt đầu cũng chính là động lực giúp cho bạn không từ bỏ khi gặp khó khăn. Mình cũng đã mất nhiều thời gian để tìm hiểu, đọc hết bài viết này bài viết nọ của các tiền bối đi trước, làm những việc mà mọi người cho là tốn công vô nghĩa chỉ để tìm ra 3 câu trả lời:

  • Đi du học là để học thêm các kiến thức định hướng cho nghề nghiệp trong tương lai
  • Đi du học để được tiếp xúc với tinh hoa văn hóa của các nước khác, thay đổi tư duy; có cơ hội làm quen nhiều bạn bè mới và được trải nghiệm du lịch châu Âu cũng bạn bè quốc tế
  • Một lý do vui nữa là vì mình thích tuyết, Nên mình muốn đi du học Nga, nơi chắc chắn có tuyết rơi
  • Một lý do cũng có tý quan trọng: phải thích nước Nga hoặc chí ít thấy nó cũng ổn nhé, không vừa sang lại đòi về đấy

2. Hãy học khi còn có thể

GPA chỉ là một con số, không thể đánh giá toàn diện kiến thức và kĩ năng của mỗi cá nhân, thế nhưng, đó lại là một trong những điểm nhấn giúp bạn gây ấn tượng với người xét hồ sơ bởi dù ít hay nhiều, điểm số GPA cũng phần nào đánh giá thái độ học tập nghiêm túc của bạn khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chẳng ai muốn cấp tiền cho một bạn học sinh/sinh viên điểm số thấp lẹt đẹt, không cầu tiến trong học tập cả. Nếu bảng điểm của bạn đang thấp hơn 7.5, mình khuyên các bạn nên xây dựng lại chiến lược và phương pháp học tập để cải thiện điểm số; đồng thời nếu có thời gian, hãy tham gia các hoạt động đoàn đội, các hoạt động khoa học dự án nhỏ của nhà Trường! Hãy cố làm profile của mình khác biệt.

Học không chỉ là bài vở mà còn dựa vào kinh nghiệm thực hành. Quan điểm của mình đó là: Phải lao vào công việc, ngấu nghiến công việc mới biết mình thích gì và khả năng của mình đến đâu. Mình đã từng mất gần 1 năm chỉ để làm tình nguyện viên không công cho các dự án xã hội phi lợi nhuận, chấp nhận là một TNV vô danh chỉ để học hỏi, cóp nhặt kiến thức kinh nghiệm từ tiền bồi để cứng cáp. Việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa không chỉ rèn luyện sự tự tin mà còn là lý do cực cực thuyết phục để người xét hồ sơ lựa chọn bạn bởi họ tin tưởng rằng bạn sẽ dùng kinh nghiệm của bản thân để đóng góp cho xã hội, cho ngôi trường mà bạn muốn theo học khi được cấp học bổng.

3. Hãy chủ động tìm kiếm thông tin 

Có rất nhiều bạn lên group du học sinh và hỏi rằng “Làm thế nào để có học bổng Nga?/Săn học bổng có khó không?”. Bạn hiền hãy nhớ rằng, khi bạn chấp nhận đi du học tức là bạn chấp nhận sẽ phải chèo chống cuộc sống một mình chứ không ai can thiệp, giúp đỡ, chăm lo cho bạn từ a – z như khi còn ở nhà. Đặc biệt là săn học bổng, khi mà ngoài kia có hàng nghìn người khác cũng có cùng mục tiêu như bạn thì chẳng có ai muốn hướng dẫn đối thủ nắm lấy cơ hội của mình đâu!

Với sự phát triển của internet bây giờ, chúng ta không còn “đói” thông tin như cách đây 10 15 năm về trước nữa. Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm thông tin học bổng bằng một số cách như:

  • Truy cập Russia.Study trang của Bộ Giáo Dục Nga để lựa chọn ngành học mình mong muốn -> Xem ranking các trường để lựa chọn trường mình theo học -> Lên website của trường để tìm thông tin về học bổng của trường -> Chuẩn bị hồ sơ để apply
  • Theo dõi thông tin học bổng của đi liên bang Nga của Cục Hợp Tác Quốc Tế và thông tin học bổng của các Trường Đại học Nga về tổ chức thi tuyển
  • Tham khảo một số website chuyên cung cấp thông tin về các loại học bổng cũng như đọc 1 số bài viết từ các tiền bối để có thêm động lực: Scholarshipplanet.info, sanhocbong.net, ttvnol, hocbongnga….
  • Nếu khả năng của bạn không thể “giật” học bổng toàn phần thì hãy nhắm đến các học bổng bán phần 25%, 50%, 75%… Với các loại học bổng này thì bạn hãy tìm đến các trung tâm tư vấn du học uy tín để được hướng dẫn cụ thể hơn cũng như lựa chọn được trường trong khả năng chi trả của gia đình bạn

 

4.  Hãy tự tin và biết nắm bắt cơ hội

Học bổng du học Nga mỗi năm chỉ tuyển sinh có 1 lần, thời gian cũng khá gấp chỉ hơn 1 tháng để làm hồ sơ thôi,  vậy nên bạn hãy sớm nghiên cứu thật kỹ các thông tin, thông báo học bổng của năm trước đó, để có thể chuẩn bị trước từ sớm những giấy tờ, hồ sơ mà gần như mình thấy năm nào cũng ko thay đổi như:

  • Hộ chiếu (làm mất 10-14 ngày),
  • Khám sức khỏe (không cần khám sớm quá nhưng có thể trước thời điểm ra thông báo 1 tháng cho đỡ đông),
  • Làm Sơ yếu lý lịch (có mẫu trên web của Cục rồi cứ tải về mà làm rồi xin phường dấu đóng vào thôi)
  • Bằng và Bảng điểm, nếu bạn đang học năm 1 như tớ, thì cần ngó nghiêng dần trên phòng CT Học sinh để xin bảng điểm kỳ 1 sớm, nhớ phải quy đổi sang thang điểm 10 nha.
  • Chụp Ảnh: Chụp sớm cũng được, năm nào cũng thế nền trắng, tóc búi cao, tỷ lệ khuôn mặt như ảnh hộ chiếu.
  • CMND: nếu mất phải đi làm lại ngay, không lại ko có mà nộp nhé
  • Liệt kê các thành tích, giấy khen trước để mang đi sao y công chứng

Chủ động nghiên cứu cách thức kê khai hồ sơ online và úp giấy tờ trên 2 trang Russia.Study trước khi có thông báo, tránh làm sai, thiếu khi đã bấm nút “Gửi đi” là một đi ko trở lại đấy nhé.

Khi làm hồ sơ xin học bổng, điều tối kị đó chính là nói dối. Người xét hồ sơ có thể sẽ để ý rất kỹ những chi tiết nhỏ nhặt trong bộ hồ sơ của bạn để kiểm tra xem liệu bạn có đang “hư cấu” để làm đẹp hồ sơ của mình không đấy nhé. Tất nhiên, ai cũng muốn nộp một bộ hồ sơ trông hoành tráng lung linh, thế nhưng, việc “quá lời” đôi khi lại đẩy bạn vào tình thế bị động, lúng túng.

Thư trình bày nguyện vọng xin học bổng: Hãy viết bằng sự chân thành nhất, và phải chứng tỏ cho ban xét tuyển thấy những việc mình làm và phấn đấu đều có ý nghĩa riêng. Ví dụ, nếu bạn chỉ là một tình nguyện viên bình thường của một dự án nho nhỏ, bạn vẫn mạnh dạn ghi nó vào hồ sơ và để làm nổi bật nó bằng cách kể ra những kinh nghiệm mà bạn học hỏi được từ nó, ví dụ như kĩ năng teamworking, quản lý thời gian, giao tiếp thuyết trình…

Thời điểm nộp hồ sơ: hàng năm thường đợt 1 cho đối tượng năm 1 và 12 như mình là 5/5. Theo mình các bạn ko cần nộp quá sớm kể cả phần online, ko việc gì phải vội, cẩn thận xem xét và so sánh giữa 3 bộ hồ sơ: giấy và online cho trùng khớp và chuẩn. nghe ngóng đôi tý xem ổn chưa…tối thiếu nên cách 7-10 ngày trước khi hết hạn các bạn nên bấm gửi và gửi bưu điện hồ sơ giấy tránh các rủi ro ko đáng có nhé.

Gửi chuyển phát tới Cục có thể gửi bưu điện qua Viettel mình thấy rất ổn, kiểm tra kết quả lúc nào cũng được và tới rất đúng hẹn.

Một khi đã bấm “Gửi” và gửi bưu điện rồi, thì nghỉ ngơi đừng quá lưu tâm tới nó, vì bạn lưu tâm thêm ko giải quyết được gì, suốt ngày nghe ngóng thêm căng thẳng tinh thần, có điều kiện làm 1 chuyến du lịch Việt Nam trước khi đi NgaJ) giữa tháng 6 hoặc gần cuối tháng sẽ có mail báo kết quả của Cục bạn đã qua sơ tuyển. sẽ gửi đi Nga, như vậy là liên hoan được rồi nhé, ko phải chờ phía Nga nữa vì kiểu gì cũng đỗ!!!

5. Điều cuối cùng, luôn tin tưởng và hài lòng với những gì mình có

Cũng giống như nhiều bạn khác, mình đã từng có thời gian cảm thấy bản thân rất tệ và vô dụng. Nhìn thấy những người bạn cùng trang lứa học giỏi hơn, làm những việc mang tầm cỡ quốc tế, rồi được đi đây đi đó, được bao nhiêu người khen ngợi, mình vừa ngưỡng mộ và cũng vừa chán ghét bản thân.

Ở độ tuổi 18 20, chúng ta bước vào đời khi trong tay chưa hề có một thứ gì, mọi thứ dở dang, chênh vênh và mới mẻ nên rất dễ bị dao động khi nhìn thấy người khác đang vượt xa còn mình thì cứ dậm chân tại chỗ. Việc bó hẹp bản thân vào lối suy nghĩ “Phải thành công sớm để không thua kém người khác” vô hình chung đã khiến chúng ta tự dằn vặt bản thân nhưng lại chẳng đem lại kết quả gì cả.

Bạn biết không, trong khi bạn đang chán ghét bản thân thì lại có những người khác nhìn bạn với ánh mắt ngưỡng mộ đấy! Bạn hãy nhớ rằng, trong chúng ta không có ai là kẻ thua cuộc, chỉ là chúng ta đến đích chậm hơn người khác bởi mất thêm thời gian để rèn giũa vũ khí và phương tiện giúp tăng tốc về đích. Bởi thế, hãy yêu thương bản thân hơn, hãy hài lòng và trân trọng những thứ mà mình đang có. Chỉ khi bạn tin tưởng vào chính mình thì lúc đó bạn mới có sức để theo cuộc hành trình săn học bổng và dài hơi hơn nữa là quãng thời gian học tập căng thẳng bên xứ người, xứ chỉ có Tuyết là tuyết này. Chúc các bạn may mắn và luôn thành công!!!

Your sidebar area is currently empty. Hurry up and add some widgets.