Ngày 26/10/2022, Hội thảo toàn liên bang tại Viện nghiên cứu Trung Quốc và Châu Á hiện đại thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga với chủ đề “Việt Nam truyền thống” được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Sinh nhật lần thứ 90 của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học lịch sử D.V.Deopik thuộc Đại học Tổng hợp Moscow.
Hội thảo được nghe 13 báo cáo khoa học theo ba Ban: Ban ngữ văn, Ban khảo cổ học và Ban dân tộc học Việt Nam và lịch sử.
Báo cáo trung tâm của Ban ngữ văn là tham luận của Tiến sỹ lịch sử K.Yu.Leonov. Bản báo cáo tổng kết quá trình nghiên cứu trong nhiều năm về thơ ca Việt Nam trong các triều đại nhà Lý, nhà Trần và nhà Hồ (thế kỷ XI-XIV).
Bản báo cáo thu hút nhiều sự chú ý nhất trong Ban khảo cổ học và dân tộc học Việt Nam là tham luận của Tiến sĩ. A.V. Kandyby thuộc Viện Khảo cổ học và Dân tộc học Chi nhánh Siberia của Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Trong đó, tổng hợp kết quả sơ bộ của các cuộc khai quật được thực hiện trong thời gian 5 năm ở miền Trung Việt Nam. Trong đó có những kết quả khám phá có giá trị thế giới. Đó là, đã phát hiện được và nghiên cứu sơ bộ một nhóm các di chỉ trước thời kỳ tiền đồ đá về nền văn hóa Ankhe.
Trong số 5 báo cáo được đọc tại Ban lịch sử, có 3 báo cáo nghiên cứu đời sống tôn giáo trong xã hội Việt Nam truyền thống. Tiến sĩ khoa học lịch sử V.N.Kolotov thuộc Đại học Tổng hợp St.Petersburg giới thiệu các tài liệu lịch sử chi tiết về thế kỷ XVII để chứng minh rằng ngay từ khi bắt đầu hành đạo tại Việt Nam, các nhà truyền giáo Công giáo, chủ yếu từ Dòng Tên, ngoài các hoạt động tôn giáo thuần túy, đã tích cực chuẩn bị cơ sở để trong tương lai buộc các nước Phương Đông phụ thuộc vào chủ nghĩa thực dân Châu Âu thông qua quan hệ tương tác chặt chẽ với chính quyền các nước Phương Tây.
Tài liệu tại Hội nghị dự kiến sẽ được in ấn và phát hành dưới dạng Tuyển tập các viết vào nửa đầu năm 2023./.