Tại Việt Nam mô hình bán lẻ các loại mặt hàng là hình thức phổ biến nhất trong kinh doanh. Và với sự phát triển trong kinh doanh cũng như sự mở cửa với thế giới bên ngoài, khách hàng trên thị trường nước ta đang ngày càng có những đòi hỏi cao hơn cả về chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Chính vì thế quản lý các hệ thống bán hàng là là một ngành nghề rất phổ biến, không những thế hiện tại và trong tương lai các nhà doanh nghiệp bán lẻ sẽ phải tìm kiếm những nguồn nhân lực với sự hiểu biết sâu rộng trong linh vực này. Hãy cùng Học bổng Nga tìm hiều về ngành nghề quản lý bán lẻ đầy tiềm năng này nhé.
Nhà quản lý bán lẻ (Retail manager) chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành các hoạt động tại các cửa hàng, chuỗi cửa hàng hay các phòng ban trong việc cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mục tiêu lớn nhất của một nhà quản lý bán lẻ đó là tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí và xây dựng hệ thống khách hàng lớn mạnh. Các nhà quản lý trong lĩnh vực này đảm bảo các chương trình khuyến mãi, trưng bày hình ảnh… được thực hiện đúng với tiêu chí của công ty đồng thời truyền đạt đến những nhân viên của mình những tiêu chí này và mục tiêu mà họ cần hướng tới để đưa đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Tùy thuộc vào cơ cấu của công ty và cửa hàng, nhà quản lý bán lẻ có thể chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực marketing, hậu cần, tài chính và dịch vụ khách hàng.
Cấu trúc ngành học
Các bạn sinh viên học chuyên ngành quản lý bán lẻ sẽ có cơ hội học tập trong một môi trường năng động và mang tính thực tiễn cao bởi bản thân ngành này trên thực tế là một ngành có nhịp độ rất nhanh, người làm trong ngành phải nắm bắt được những xu hướng và hành vi của khách hàng để có thể đưa ra những phương thức quảng bá, khuyến mãi… một cách kịp thời và hiệu quả. Mặc dù ngành quản lý bán hàng “chuộng” các ứng viên học về marketing hay quản lý và kinh doanh nhưng một số nhà tuyển dụng lao đông cũng không hạn chế việc các sinh viên trái ngành đăng ký dự tuyển. Điển hình như với việc kinh doanh một số mặt hàng cao cấp và đối tượng khách hàng thường có những yêu cầu tương đối cao như thời trang, các nhà tuyển dụng vẫn đánh giá cao việc các sinh viên chuyên ngành thời trang dự tuyển làm việc, họ có thể có những khóa đào tạo về quản lý cho những sinh viên này để họ có thể đáp ứng được cả về mặt quản lý và mặt nắm bắt xu hướng thời trang.
Khi các nhà bán lẻ xem xét để cung cấp chuyên môn nhiều hơn và nhiều hơn nữa cho khách hàng và khách hàng, họ cần phải quản lý được đào tạo chuyên ngành. Học sinh có trình độ cụ thể, có sự kết hợp của kỹ năng đang có nhu cầu cao của các chuyên gia thể loại và các nhà bán lẻ thích hợp. Tuy nhiên khi các công ty, tổ chức bán lẻ quan tâm đến các yêu cầu liên quan tới chuyên môn về quản lý bán lẻ trong việc giúp công ty mở rộng mạng lới khách hàng cũng như xây dựng những dịch vụ chất lượng cao, các sinh viên với tấm bằng quản lý bán lẻ sẽ có những lợi thế vượt bậc. Các ngành học phổ biến nhất của nhân sự trong lĩnh vực quản lý bán lẻ này là:
- Quản lý bán lẻ;
- Kế toán / tài chính;
- Nghiên cứu kinh doanh;
- Marketing
Thông thường bạn chỉ cần bằng đại học để có thể làm việc tại các vị trí quản lý bán lẻ. Tuy nhiên đối với những bạn sinh viên có mong muốn tiến xa trong lĩnh vực này và có thể lên cấp bậc nhanh chóng, bạn có thể chọn lựa các khóa học sau đại học chuyên ngành này hoặc các chuyên ngành liên quan. Một số chương trình học phổ biến trong ngành này như:
- Thiết kế thời trang và bán lẻ
- Quản lý bán hàng, marketing may mặc, thực phẩm
- Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh tiếp thị.
Hướng nghiệp
Thường thì mỗi ngành nghề hay mỗi công ty, cửa hàng sẽ có những nhiệm vụ khác nhau dành cho người quản lý bán lẻ. Tuy nhiên những lĩnh vực mà một người quản lý bán lẻ thường làm đó là:
- Phân tích số liệu bán hàng và ước tính lượng bán hàng trong tương lai giúp tối đa hóa lợi nhuận
- Nghiên cứu và phân tích các xu hướng và hành vi của khách hàng, người tiêu dùng để có những chiến lược bán hàng hiệu quả.
- Tuyển dụng, đào tạo và thúc đẩy nhân viên để đạt được mục tiêu đề ra trong kinh doanh.
- Tổ chức các hoạt động khuyến mãi đặc biệt, và các sự kiện quản bá sản phẩm
- Điều chỉnh và giám sát xu hướng thị trường
- Lên kế hoạch và thực hiện những chính sách để phát triển kinh doanh
Mức lương khởi đầu thường khác nhau với mỗi sinh viên và ngành nghề họ chọn. Lương thường được dựa trên hiệu suất kinh doanh của ngành hàng mà người quản lý bán lẻ đạt được. Và công việc của người quản lý bán hàng được kết hợp bởi thời gian làm việc tại văn phòng và thời gian mà họ dành để giám sát và nghiên cứu thị trường. Một khi bạn đã đạt được một vị trí vững chắc trong ngành công nghiệp, bạn hoàn toàn có thể có những bước tiến mới trong nghề nghiệp như tiến đến những công ty tổ chức trong ngành có quy mô lớn hơn, hay một vị trí cao hơn. Hoặc bạn cũng có thể tham gia vào các ngành nghề liên quan như marketing, tổ chức hành chính… Trong 3-5 năm phấn đấu, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên những vị trí quản lý cao cấp trong bán lẻ. Bạn có thể tìm kếm các công việc phù hợp trong các lĩnh vực bán lẻ như:
- Siêu thị
- Chuỗi các cửa hàng
- Các công ty sản xuất và phân phối sản phẩm.
Ngoài ra bạn có thể tìm thấy những cơ hội hết sức thú vị trong ngành dịch vụ, du lịch và khách sạn trong những vai trò quản lý bán hàng, chăm sóc khách hàng…