Nghị định 842 ngày 24.9.2013 của Chính phủ LB Nga quy định về việc công nhận các học vị khoa học.
Nghị định 335 ngày 21.4.2016 sửa đổi, bổ sung NĐ 842, trong đó có Điều 3 với nội dung:
Ứng viên tiến sĩ bao gồm:
– Người đã thực hiện luận án TS trong thời gian học chương trình đào tạo nâng cao trình độ cán bộ giảng dạy-NCKH (nghiên cứu sinh).
– Người không học chương trình đào CBGD-NCKH, nhưng được đăng ký “đính kèm” tại một cơ sở đào tạo/nghiên cứu để thực hiện luận án TS.
– Người đã thực hiện luận án TS, không học chương trình đào tạo CBaGD-NCKH, nhưng có tham gia vị trí việc làm GD-NCKH của cơ sở đào tạo/nghiên cứu.
6 năm nay nghiên cứu sinh VN sang Nga được/bị/phải làm đối tượng thứ nhất “một cổ đôi tròng”.
Cuộc sống xa gia đình đơn thương độc mã, tiếng Nga thì khó, áp lực bài vở, thi cử, áp lực của cơ quan chủ quản trong nước, cộng với các vấn đề liên quan đến hội đồng nên Nghiên cứu sinh rơi vào thế phải làm những việc “dời non lấp bể, ngậm ngải tìm trầm” nơi xứ bạch dương tuyết trắng.
Tóm lại, từ năm 2013 Nga không đào tạo Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học mà chỉ công nhận học vị khoa học và cấp bằng cho ứng viên bảo vệ thành công luận án, có công bố khoa học và trả thi mimimum.
Nghiên cứu sinh (аспирант) ở Nga không còn là Tiến sĩ tương lai nữa (vì không bắt buộc phải bảo vệ luận án) mà chỉ là cán bộ nghiên cứu-giảng dạy tương lai, sẽ được cấp Diplom giảng dạy-nghiên cứu (tấm bằng này không có giá trị ở Việt Nam, không nằm trong danh mục các văn bằng được công nhận tương đương).
Bây giờ Tiến sĩ tương lai gọi đúng tên là Ứng viên tiến sĩ (соискатель ученой степени кандидата наук). Rất may, từ năm học 2021-2022 Luật Nga đã cải tiến theo chiều hướng tốt hơn 1 chút cho Lưu học sinh Việt Nam – để tốt nghiệp chương trình Nghiên cứu sinh, học viên phải bảo vệ thành công Luận án cấp cơ sở.
Tóm lại, Nghiên cứu sinh Việt Nam tại Nga sẽ phải qua 2 giai đoạn: Aспирантура và Cоискание ученой степени кандидата науки.