Cẩm Nang A-Z Cho Du Học Sinh tại Tula, Liên bang Nga

C

  Lời giới thiệu

           Cuộc sống Du học sinh (DHS) khá phong phú và luôn chứa đựng nhiều vấn đề khác nhau như học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí, tình bạn, tình yêu v..v. Trong thực tế nhiều sinh viên thích ứng khá nhanh với môi trường sống ở nước ngoài và phát huy tốt khả năng học tập của mình,nhưng bên cạnh đó không ít DHS đã gặp khó khăn và đôi khi bế tắc, không biết lựa chọn lối sống và phương pháp học phù hợp dẫn đến tâm lí chán nản ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần và học tập.

Để góp phần giúp các bạn DHS có thêm hiểu biết về cuộc sống, sinh hoạt cũng như cách thức phương pháp học tập, tôi biên soạn cuốn sách nhỏ với với tựa đề “ Cẩm nang du học sinh Tula”. Cuốn sách được biên soạn dựa trên sự tìm hiểu và học hỏi ở các bạn DHS đã từng học ở Tula kết hợp với trải nghiệm của bản thân tác giả saunhững năm học tập ở Tula.Cuốn sách là sự tổng hợp của bài viết “Du học sinh Tula những điều cần biết” có chỉnh sửa và bổ sung thêm các nội dung mới để tạo sự phong phú và hoàn thiện đáp ứng nhu cầu độc giả.

893933_513415908704848_615828966_o

Nội dung sách gồm 5 phần chính

      1.Cuộc sống sinh hoạt tại Tula

            2.Học tập và nghiên cứu

            3.Đời sống tinh thần, tình bạn, tình yêu

            4.Tổchức đoàn hội, phương pháp và kinh nghiệm tổ chức các  hoạt động

            5.Kinh nghiệm học tập của một số du học sinh

Hướng dẫn sử dụng sách: Các nội dung trong sách được trình bày ngắn gọn dễ hiểu theo dạng hỏi đáp. Các bạn DHS có thể tìm hiểu lĩnh vực mình quan tâm một cách độc lập mà không nhất thiết phải đọc tất cả quyển sách. Tác giả hy vọng qua những trang viết của mình sẽ phần nào giúp cho các bạn DHS trong cuộc sống và học tập. Tácgiả mong muốn được đồng hành cùng các bạn du học sinh trên bước đường học tập,chinh phục kiến thức, hoàn thiện bản thân. Đây cũng là món quà mà tôi gửi tặng các bạn DHS Tula nhân dịp sinh nhật của mình.

                                  PHẦN 1. CUỘC SỐNG VÀ SINH HOẠT TẠI TULA

 Câu hỏi 1: Tula là thành phố như thế nào, mình sẽ sinh sống và họctập ở đây ra sao?

TuLalà thành phố anh hùng của nước Nga, nằm ở phía nam thủ đô Matxcva, quê hương đại thi hào Léptônxtôi. Đây là thành phố nhỏ khá yên bình, về địa lí Tula cách Matxcva khoảng 200km  nên đi lại thuận tiện. Văn hóa và kiến trúc Tula cũng hội tụ được những nét đặc trưng của nước Nga. Ở Tula giáo dục đào tạo cũng khá phát triển, các trường đại học đều đạt chuẩn quốc gia nên thuận lợi cho viêc học tập và nghiên cứu.

14305187_1132276830152083_2887962050661234730_o

Câu hỏi 2: Chưa sang Nga đã nghe mọi người kể an ninh bên nàykhông tốt lắm, vậy tại nơi mình ở thì thế nào?

Đúng là an ninh tại Nga trước đây và bây giờ vẫn chưa thực sự tốt bạn ạ. Bạn đang ở Tula thành phố nhỏ và khá bình yên. Tuy vậy ở đây vẫn có các nhóm thanh niên theo tư tưởng cực đoan dễ bị kích động, do đó khi ra ngoài tốt nhất là đi ban ngày và khôngnên đi vào ngày sinh nhật Hítle hoặc những ngày nhà trường thông báo không nên đi lại. Bạn nên hạn chế tối đa việc đi ban đêm, nếu có việc bất đắc dĩ phải điđêm thì nên đi nhiều người và tránh nơi vắng vẻ. Còn ở KTX cũng có nhiều sinhviên ngoại quốc về cơ bản họ cũng như chúng ta có người thế này người thế khác.Điều quan trọng là mình sống chan hòa và biết nhường nhịn thì mọi việc sẽ ổn vàít khả năng xảy ra mất an toàn.

Câu hỏi 3: Ở thành phố Tula không biết có đông du học sinh Việt nam không và ởđây có những tổ chức nào của sinh viên nhỉ?

Ở Tulasố lượng sinh viên Việt khá đông và tập trung ở 03 trường Đại học 02 trường đạihọc nằm ở thành phố là Đại học tổng hợp quốc gia và Đại học sư phạm quốc giaTula. 01 trường ở vùng Novo. Tổng số lưu học sinh dao động trong khoảng 200sinh viên. Ở Tula cóđầy đủ các tổ chức của sinh viên tương tự như trong nước. Tổ chức chính trị xãhội quy tụ hầu như toàn bộ các du học sinh đó là Thành Đoàn Tula trong đó gồm 2liên chi và một chi đoàn trực thuộc. Ở Tula còn có tổ chức chi bộ Đảng, đây làcơ sở thuận lợi giúp các đoàn viên ưu tú có điều kiện phấn đấu. Bên cạnh các tổchức chính trị ở các trường đại học còn có tổ chức Hội sinh viên – lưu học sinhViệt nam. Trong các tổ chức đoàn thể còn có các nhóm hội ví dụ nhóm tình nguyện2W, câu lạc bộ bóng đá, hay đội văn nghệ, nhóm múa, v..v. Các tổ chức đoàn hộiở Tula luônhoạt động tích cực. Thành Đoàn Tula luônlà đơn vị có tổ chức chặt chẽ và  là đơn vị có phong trào hoạt động sôinổi nhất tại LB Nga. Được Ban cán sự Đoàn, Đại sứ quán Việt nam tại LB Nga, Hộingười Việt tại Tula đánhgiá cao. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để các sinh viên tham gia và là môitrường tốt giúp sinh viên phát triển toàn diện.

Câu hỏi 4: Tại sao ký túc xá lại cũ hơn ở Việt nam, phòng ốc không đẹp và công trình phụ đôi chỗ còn lạc hậu.

            Bạn ngac nhiên là đúngbởi ký túc xá ở đây phần lớn đã được xây dựng các đây khoảng nửa thế kỷ. Nếu sosánh thời điểm đó Việt nam chúng ta đa phần là nhà tranh vách đất thì bạn sẽthấy họ phát triển hơn ta rất nhiều. Hiện nay ở nước ta các trường đại học đangxây dựng mới nên đương nhiên KTX đẹp. Tuy vậy bạn cũng không nên suy nghĩ nhiềuvì các khu ký túc xá ở Nga đang dần được sửa chữa. Một điều lưu ý nữa là chúngta đang đi học chứ không phải đi du lịch bạn a, điều kiện ăn ở là cần thiếtnhưng không giữ vai trò quyết định đến chất lượng học hành.

 Câu hỏi 5: Mới đến thấy rằng sinh viên Việt thường ở cùng phòngvới nhau, vậy có ai ở với người nước ngoài không và sinh  viên mới có thểở như thế không?

Chỗ ởcủa bạn do Hội lưu học sinh phối hợp với bộ phận quản ký KTX của nhà trường thuxếp. Do nhà trường muốn tiện cho công tác quản lý và  nhiều sinh viên Việtcó nhu cầu ở cùng để tiện sinh hoạt nên thường ở cùng phòng với nhau. Tuy vậynếu bạn có nhu cầu ở với sinh viên nước ngoài thì đề xuất chắc vẫn được giảiquyết. Bản thân bí thư Thành đoàn người biên soạn nội dung này cũng xin ở cùngphòng với sinh viên nước ngoài. Ở với sinh viên Việt hay nước ngoài đểu có đặcđiểm riêng. Ở với sinh viên Việt cùng văn hóa và ngôn ngữ nên có thể hiểu vàgiúp nhau nhưng khả năng giao tiếp Tiếng Nga hạn chế còn  ở với các bạnnước ngoài thì có khó khăn hơn về văn hóa và sinh hoạt nhưng ngôn ngữ giao tiếptất nhiên không thể là tiếng Việt. Bạn có thể lựa chọn nơi ở điều quan trọngvẫn là sự thích ứng của bạn.

10985342_872854649427637_6050963429677923802_n

Câu hỏi 6: Sang nước ngoài ăn đồ Việt hay đồ Tây nhỉ? Nên ănchung cùng mọi người hay ăn riêng.

            Bạn muốn ăn đồ Việt hayđồ Nga đều được vì thực phẩm khá phong phú. Cũng có một số bạn ăn thường xuyêncác đồ ăn theo dạng ẩm thực Nga nhưng đa số vẫn là ăn đồ ăn Việt nam. Bạn cóthể ăn chung với nhóm đông người nếu cảm thấy phù hợp. Ưu điểm của cách ănchung này là các bữa đều đặn và dễ thay đổi thực đơn. Tuy vậy bạn phải bố tríthời gian hợp lý để tham gia nấu ăn vì ăn đông nên phải chấp nhận và thông cảmcho các đầu bếp khác nhau. Còn nếu ăn một mình, bạn phải lưu ý duy trì nấu ănvà chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo. Một lưu ý nữa khi nấu ăn là nhớ giữ vệ sinhở bếp, các món đặc trưng của Việt nam có nhiều mùi cần hạn chế chỗ đông các bạnngoại quốc vì họ không khoái mùi mắm, muối của mình bạn ạ.

Câu hỏi 7: Đi du học mình nghĩ phải đổi mới lối sống, sống theophong cách tây cho nó hiện đại, có lẽ hạn chế chơi với các bạn Việt, vì người Việt nam chưa thực sự văn minh bởi nước ta còn nghèo nàn lạc hậu. Không biếtmình suy nghĩ lựa chọn lối sống như thế có phù hợp  không?

Cũng đã không ít sinh viên có cách suy nghĩ như bạn và một số đã thử sống nhưthế mong muốn mình trở thành con người khác nhưng mọi thứ không như bạn nghĩ.Là du học sinh chắc bạn cũng biết rằng Bác Hồ của chúng ta đã bôn ba khắp thế giới, có thể nói rằng Bác là tấm gương du học. Tuy Bác đã sống ở nhữngquốc gia văn minh nhất, đặt chân đến những nơi sang trọng nhất nhưng Bác vẫnkhông quên mình là người Việt Nam. Bác không quay ngược lại chênước ta nghèo, dân ta lạc hậu mà Bác chỉ mong học được những cái hay cái tốttrên thế giới về giúp đất nước. Khi trở về nước Bác lại thích ứng ngay với cuộcsống  nước ta lúc đó, sống hòa đồng, bình dị và có như thế Bác mới thànhcông trong sự nghiệp của mình, trở thành một lãnh tụ vĩ đại giúp cho dân chonước.  Mục tiêu của phần lớn du học sinh chúng ta là học để về nước làmviệc. Sau này  đương nhiên bạn sẽ sống ở môi trường toàn người Việt nhưvậy không có lý gì khi đi du học bạn lại lảng tránh cộng đồng người Việt. Bạncó thể gần gũi người nước ngoài để học ngoại ngữ và tìm hiểu văn hóa nhưng cũngrất nên gặp gỡ và đặc biệt tranh thủ tham gia hoạt động tập thể của sinh viênViệt nam và cộng đồng người Việt. Có như thế bạn mới phát triển toàn diện vàkhi tốt nghiệp về nước sẽ đáp ứng được yêu cầu công việc và cuộc sống.

1502789_625600310819740_1507007116_o


Câu hỏi 8: Ra nước ngoài mới thấy họ văn minh nhìn lại nước mình thấy nhiều vấn đề quá nào là hệ thống chính trị,giáo dục vẫn tồn tại tiêu cực, lạc hậu rồi  tệ nạn xã hội nhiều ..v v. Vậy là DHS ta nên ứng xử như thế nào với các vấn đề này?

            Không thể phụ nhận những vấn đề tiêu cực đang tồn tại trong nước và khi đến nơi mới bao giờ bạn cũng nhìn và có sự so sánh điều này là hiển nhiên. Những người hiểu biết rộng và từng trải họ sẽ nhìn xã hội ở mức độ bình thản cả mặt tích cực và tiêu cựcbởi đó là hai mặt của một vần đề luôn tồn tại trong mỗi quốc gia. Đặc thù mỗiđất nước có lịch sử và sự phát triển khác nhau nên sự so sánh đôi khi là khập khiễng. Thực tế có hai vấn đề tâm lý chúng ta cần lưu ý. Đó là sự nhìn nhận mọithứ quá tiêu cực hoặc quá tích cực.

Suy nghĩ nhìn nhận tiêu cực về các vấn đề xã hội của đất nước cũng rất hay xuất hiện với những người đi học tập làm việc ở nước ngoài. Sinh sống ở nước ngoài nhìn bề ngoài thấy họ sạch đẹp, văn minh, nhìn về Việt Nam thấy cái gì cũngkhông ổn, đọc báo Việt lại thấy đa số đưa tin giật gân trộm cắp, giết,hiếp..v..v hàng ngày cập nhật luồng thông tin này dần dần sẽ hình thành tâm lýnghĩ tiêu cực về đất nước. Nhiều người theo dõi nhưng không quan tâm suy nghĩnhiều và cho đó là hiện tượng của xã hội đang phát triển nhưng một số hay cảnghĩ lại đổ lỗi cho lịch sử, chính trị, giáo dục v..v và lại muốn làm một điềugì đó để phản biện và mong muốn đổi thay đất nước. Tâm lý này đôi khi gây hạicho chính chủ thể, nó hình thành một thói quen không chỉ trong hiện tại mà cònkéo dài đến tương lai ảnh hưởng đến sự thích ứng trong môi trường công việc vàcuộc sống sau này. Để lý giải vấn đề này có thể so sánh một cách tương đối việcbạn đi học nước ngoài nghĩ về đất nước cũng tương tự như bạn ở quê lên thànhphố học. Khi đến nhà người bạn ở thành phố chơi thấy nhiều cái hay đẹp, vănminh lúc này nhìn lại thấy nhà mình nhiều cái lạc hậu kém cỏi. Nhưng bạn biếtđấy là sinh viên ta không thể thay đổi hoàn cảnh lịch sử gia đình mình, việctác động nhằm thay đổi tư tưởng của bố mẹ và đổi mới hoạt động kinh tế của giađình cũng là điều không thể. Vì vậy thay vì ngồi gặm nhấm những tiêu cực, bứcxúc chúng ta nên dành thời gian cho việc học hành của bản thân mình. Chỉ có họctốt, hiểu biết rộng mới có hy vọng sau này lập nghiệp và từ đó mới có đượctiếng nói trong gia đình cũng như đóng góp cho xã hội.

Suy nghĩ quá tích cực nghĩ cái gì cũng tốt cũng màu hồng cũng lý tưởng chưa phải đãlà tốt. Đối tượng có tâm lý này quá lạc quan với những gì đã có ở đất nước, ởgia đình. Đúng là Việt Nam chúng ta cũng có nhiều điều đáng tự hào một đất nướcanh hùng và người dân thông minh chịu khó nhưng nhìn nhận thực tế cũng có nhiềuđiều đáng bàn về sự bất cập của một số lĩnh vực cần được điều chỉnh cũng như ýthức thói quen của người dân chưa được tốt v..v. Bản thân mỗi DHS chúng ta nênmở rộng thế giới quan, rèn luyện cách nhìn về mọi mặt của cuộc sống một cáchkhách quan nhất, cũng cần hiểu cả mặt tích cực và chưa tích cực để chuẩn bịcách ứng xử và thích ứng với môi trường sống và làm việc sau này.

Câu hỏi 9: Mình sẽ sử dụng tiền học bổng như thế nào? Ở Tula trong các kỳ nghỉ và thời gian nhàn rỗi không biếtcó thể làm thêm kiếm tiền được hay không?

Ngoại trừ những sinh viên học tự túc còn đa số du học sinh Tula đều có học bổngvới mức sinh hoạt phí nhà nước cấp nếu bạn ăn uống chi tiêu mua sắm tương đốithoải mái thì sẽ hết, thậm chí còn thiếu nếu bạn có sở thích chạy theo hàngcông nghệ. Nếu bạn chi tiêu tiết kiệm một chút thì có dư giả đôi chút để có thểmua vé máy bay về thăm nhà mỗi năm một lần. Bạn nào thực sự rất tiết kiệm vàtranh thủ làm thêm thì có thể để ra một khoản kha khá, tích góp sau 5 năm họccũng có một khoản tiền tương đối, một số anh chị nghiên cứu sinh đi làm thêmlương khá cao có thể tích lũy để sử dụng cho công việc và cuộc sống saunày.  Đối với sinh viên tuổi đời còn trẻ do đó luôn có nhu cầu tìm hiểukhám phá cái mới và vì thế xuất hiện nhiều nhu cầu trong đó có nhu cầu hưởngthụ cuộc sống. Bạn cũng nên đi chơi đây đó rồi mua sắm đồ mới để mở  manghiểu biết và cảm nhận cái hay, cái đẹp của cuộc sống. Tuy vậy một lời khuyênchân thành với các bạn du học sinh là “hãybiết tiêu tiền một cách thông minh”. Ví dụ thay vì việc muasắm quá nhiều đồ công nghệ cao bạn nên dành tiền đó đi du lịch để mở mang thếgiới quan hoặc không ăn thường xuyên ở nhà hàng mà tự nấu nướng vừa rẻ mà vẫnvui vẻ. Trong trường hợp gia đình bạn còn khó khăn việc bạn tiết kiệm đôi chútthì  đồng tiền trở lên thật quý giá không chỉ cho hiện tại mà còn giúp íchcho tương lai của bạn.

981610_536504223062683_1185604591_o

Tula là thành phố nhỏ kinh tế phát triển bình thường. Để kiếm việc làm đặc biệt là làmcho người Nga là khá khó vì họ yêu cầu giấy phép lao động và tiếng Nga phải tốt.Tuy vậy bạn vẫn có cơ hội tìm việc vì  Tula hiện nay có cộng đồng kháđông người Việt làm ăn sinh sống, đây là điều kiện thuận lợi để các bạn kiếmviệc làm thêm vào các dịp nghỉ. Công việc phong phú đa dạng từ việc lao độngphổ thông đến làm giấy tờ, lái xe, bán hàng v..v. Những năm gần đây Thành ĐoànTula đã có mối quan hệ gần gũi với Hội đồng hương, Hội doanh nghiệp người Việttại Tula vì vậy nếu có nhu cầu việc làm bạn có thể liên hệ với tổ chức Đoàn vàcác anh chị NCS đang làm việc tại các doanh nghiệp của người Việt bạn sẽ có cơhội tìm được việc làm. Đối với du học sinh nếu biết cách sắp xếp thời gian hợplý, làm thêm nhưng không ảnh hưởng đến học hành sẽ giúp bạn có thêm trải nghiệmcuộc sống, có thêm thu nhập đồng thời khi đó bạn cũng sẽ biết quý trọng đồngtiền cũng như  biết cách tiêu tiền hợp lý.

                                           2. HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Câu hỏi 1: Tiếng Nga ở trong nước mình mới được học một ít, khákhó kể cả về ngữ pháp và phát âm. Mới vào khoa dự bị cô giáo nói mình nghechẳng hiểu gì cả, mình sẽ làm gì để có thể học và sử dụng tốt tiếng Nga tronggiao tiếp và học tập .

Đúng là tiếng Nga học không dễ bạn ạ bởi tiếng Nga có cấu trúc ngữ pháp chặtchẽ, khác với tiếng Việt đơn âm tiếng Nga là ngôn ngữ đa âm tiết, khi phát âmlại cần đúng trọng âm. Tuy vậy vẫn nhiều sinh viên Việt học và nói tiếng Ngatốt. Theo kinh nghiệm của những người học ngoài ngữ tốt cho thấy sự yêu thích,đam mê ngoại ngữ, chịu khó tích lũy từ mới và không ngại giao tiếp sẽ là nhữngyếu tố cơ bản giúp chúng ta sử dụng tốt tiếng Nga. Khi mới sang vốn từ hạn chếcộng với việc bạn chưa quen giao tiếp với giáo viên và người bản ngữ nên việcnghe, nói, đọc, viết hết sức khó khăn, chưa kể việc học tiếng Nga với cường độcao tạo lên một áp lực lớn cho bạn. Bạn hãy bình tĩnh và đừng lo lắng nhiều bạnnhé, việc học tiếng cần kiên trì và phải có thời gian. Hãy chịu khó góp nhặttừng từ mới, tận dụng các tình huống và mạnh dạn giao tiếp. Học trong sách vở,xem phim, giao tiếp với bạn bè, học hỏi kinh nghiệm của các bạn giỏi ngoại ngữhoặc kết bạn, ở cùng với sinh viên nước ngoài v..v hãy thử và vận dụng nếu cóthể vì mỗi phương pháp, cách thức  có đặc điểm riêng nó có thể phát huytác dụng tuỳ thuộc vào việc vận dụng của mỗi người. 

Câu hỏi 2: Bạn bè mình đi du học ở các nước phát triển như Mĩ,Anh, Úc…còn mình đi Nga. Nghe mọi người nói học ở Nga bây giờ chẩt lượng khôngtốt lắm về nước khó xin việc?

            Mọi sự so sánh chỉ mangtính tương đối nhưng cũng có lý do riêng của nó bạn ạ. Một người đi du họckhông phân biệt đến quốc gia nào về cơ bản đều có chung một số mục tiêu. Thứnhất phải học được kiến thức chuyên môn, phương pháp học tập và nghiên cứu khoahọc.  Thứ hai học và biết thêm ngôn ngữ nước bản địa và ngôn ngữ quốc tế.Thứ ba là biết thêm một nền văn hóa. Nếu xét từ các mục tiêu trên thì học ở Ngasẽ có hạn chế ở mục tiêu thứ hai ngôn ngữ bản địa không trùng với ngôn ngữ quốctế.  Tuy nhiên trong điều kiện thế giới phẳng hiện nay thì mọi thứ đều cóthể thực hiện được. Có bạn học ở Anh nhưng không chịu học thì chưa chắc tiếngAnh đã tốt, ngược lại nhiều du học sinh ở Nga nhưng lại giỏi tiếng Nga và tiếngAnh cũng tốt.

Sau khi tốt nghiệp về nước xin việc được hay không phụ thuộc bạn có đáp ứng yêucầu của nhà tuyển dụng hay không. Bộ phận nhân sự thuộc các công ty thườngtuyển người dựa trên các tiêu chí. Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc,tố chất, chỉ số thông minh, hiểu biết xã hội, khả năng ngoại ngữ và tin học..Xem những tiêu chuẩn này bạn sẽ thấy học ở Mĩ hay Nga bạn đều có cơ hội về nướcxin việc nếu bạn chịu khó học , tự học phấn đấu để đạt được các tiêu chí đó. ƠViệt nam có những bạn thậm chí du học ở Lào, Campuchia nhưng ra trường vẫn tìmđược việc làm tốt lương cao. Như vậy điều quan trọng là ở chính bạn chứ khôngphải hoàn toàn  phụ thuộc vào nước bạn đến học.

Câuhỏi 3: Nghe nói ởNga cách thức đào tạo chưa hiện đại như các nước tư bản khác, một số ngành sinhviên ngoại quốc ít được thực hành?

Nga là một nước có nền khoa học kỹ thuật và khoa học nhân văn hàng đầu thếgiới. Tuy nhiên do sự biến động của lịch sử nên quá trình phát triển cũng cónhững thăng trầm nhất định. Phương pháp giáo dục cũng có những đặc điểm riêngtrong đó có sự kế thừa của thời kỳ xã hội chủ nghĩa và tiếp nối tư bản chủnghĩa sau này. Nhưng dù thế nào thì kho tàng kiến thức và hệ thống giáo dục ởNga còn quá nhiều điều để chúng ta phải học hỏi.

Nhiều bạn sinh viên, nghiên cứu sinh đặc biệt là các ngành kỹ thuật do đặc thùmột số ngành học ở Tula ít có cơ hội thực hành hoặc không được thựchành nên các bạn bi quan và nghĩ rằng mình chẳng học được gì sau khi tốtnghiệp. Các bạn hãy bình tĩnh và xem lại mục tiêu của du học sinh nhé, còn rấtnhiều thứ để các bạn học chứ không phải chỉ thực hành mới là học. Đối với sinhviên đại học thì học lý thuyết chiếm một thời lượng lớn trong chương trình họccòn thực hành chỉ chiếm phần nhỏ. Học ở Nga hiện nay bên cạnh những người thầygiỏi bạn còn có những thư viện lớn với khối lượng khổng lồ tài liệu sách báo,nếu chịu khó tìm hiểu nghiên cứu đây sẽ là cơ sở giúp bạn vững vàng về chuyênmôn.

Câu hỏi 4: Nhiều anh chị khóa trước nói năm dự bị học thế nàorồi cũng qua, các năm chuyên ngành cũng không khó khăn lắm, nhiều ngành họccũng dễ kiếm điểm 5.

            Bạn ạ, thực sự thì cácanh chị khóa trước nói cũng có phần đúng và những điều này giúp bạn có được tâmlý yên tâm  khi bắt đầu quá trình học tập. Sinh viên Việt mới sang cũngnhận được không ít sự ưu ái của giáo viên Nga và sau khi học chuyên môn một sốchuyên ngành họ cho sinh viên ngoại quốc trong đó có sinh viên Việt điểm số khácao. Bạn đừng ngộ nhận là sinh viên chúng ta suất sắc hơn các bạn Nga nhé. Đãcó nhiều bạn sinh viên Nga phản ảnh với giáo viên họ cho rằng cách cho điểm củagiáo viên không công bằng bởi kiến thức sinh viên ngoại quốc không bằng họnhưng lại hay xin điểm và đã nhận được điểm số cao hơn họ. Nói như thế để bạnhiểu thực chất của sự việc và xác định rõ mục tiêu học tập của mình. Nếu muốntiếng Nga tốt bạn phải chịu khó học ngay từ khoa dự bị và duy trì thường xuyên.Để học tốt chuyên môn bạn phải luôn cố gắng và xác định rằng kiến thức là cáimình thu nhận được và đánh được giá đúng mức chứ không phải là những điểm sốảo.

Câu hỏi 5: Mình mới sang mà nhiều vấn đề học hành khiến mìnhphải suy nghĩ., khoa, chuyên ngành nhiều người phải thay đổi dẫn đến tâm lýkhông tốt. Du học cũng nhiều áp lực và nhiều người không chịu nổi dẫn đến việchọc kém và một số phải về nước.

            Có nhiều sinh viên phảithay đổi ngành học do quá trình tư vấn ngành học chưa cụ thể giữa nhà trường vàBộ giáo dục đào tạo Việt nam. Tuy vậy bạn hãy bình tĩnh nhé tất cả đều có cáchgiải quyết. Nếu ngành học chưa phù hợp sau khi học xong năm dự bị bạn có thể đềnghị chuyển trường. Còn nếu tạm chấp nhận ngành học gần với mình bạn có thểchuyển đổi ngành học. Thực tế cho thấy sự so sánh các ngành nghề chỉ mang tínhtương đối, nghành nào cũng quý  và đều có thể giúp bạn thành đạt miễn làbạn học tốt ngành đó.

Hàng năm ở Tula có hàng chục bạn du học sinh tốt nghiệp nhưng cũngkhông ít bạn phải về nước trước thời hạn do việc học không đạt yêu cầu. Năm học 2011-2012 trường Đại học tổng hợp có tới 3 bạn. Nguyên nhân chính không phảiviệc học quá khó hoặc áp lực tâm lý quá cao mà lại là do các bạn đó còn mảichơi, hay nghỉ học, bỏ thi hoặc bị chi phối bởi lý do khác trong cuộc sống. Duhọc sinh Tula có thể nói như một xã hội thu nhỏ, mặt tích cực cũngnhiều nhưng không phủ nhận vẫn tồn tại tiêu cực. Có nhiều bạn tranh thủ thờigian học tập ngoài ra còn tích cực tham gia các hoạt động tập thể và là nhữngsinh viên tốt về chuyên môn và năng động trong cuộc sống. Ngược lại một số bạnhọc hành đối phó thời gian nhà rỗi chỉ ở trong phòng và dành sự đam mê cho gamevà một vài trò chơi tiêu cực khác dẫn đến kết quả học tập không đạt yêu cầu. Lànhững sinh viên mới bạn cũng đừng lo lắng nhiều quá nhé, tất cả phụ thuộc ởbạn, hãy luôn tích cực học tập và không ngừng học hỏi rèn luyện chắc chắn những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn theo đúng quy luật khách quan bạn ạ.

Câu hỏi 6:  Mình nghe mọi người  nói, ở bên này mùa đông buồn lắm ít đi lại thời gian nhàn rỗi toàn làm bạn với cái máy tính, nhiềungười nghiện mạng xã hội và internet và vì vậy cũng ảnh hưởng không ít đếnchuyện học hành

Khi đi du học mọi thứ của bạn từ học hành đến giải trí, thông tin liênlạc gắn liền với máy tính. Không phủ nhận sự tiện ích của máy tính khi giúp íchcho sinh viên nhưng nếu sử dụng không hợp lý sẽ mất nhiều thời gian và ảnhhưởng tiêu cực đến việc học hành. Nhiều trò chơi game online, nhiều chươngtrình giải trí rồi mạng xã hội FB v..v luôn thu hút bạn. Nếu đến một lúc nào đóbạn thấy vào mạng nhiều ảnh hưởng đến việc học của bạn thì phải điều chỉnh ngaynhé. Bạn có thể dứt khoát không dùng mạng khi học  bài hoặc tìm nơi khôngcó mạng như thư viện chẳng hạn để học. Đối với việc giải trí bạn có thể đi rangoài, tham gia các câu lạc bộ của trường  hoặc gặp bạn bè thay vì ngồihàng giờ bên máy tính.

Trong thời gian du học ở Nga có khá nhiều ngày nghỉ và các du học sinh cũng có nhiềulúc rảnh rỗi. Nhưng sử dụng thời gian đó làm gì, chơi gì cũng là vần đề cầnquan tâm. Có những việc bạn làm trong lúc rảnh rỗi thấy vô bổ nhưng lại thànhmột thói quen. Việc duy trì thói quen tốt và hạn chế thói quen xấu sẽ giúp bạnthành công. Tuy vậy muốn thay đổi một thói quen không dễ bạn a, kinh nghiêm chothấy để thay đổi thói quen bạn cần cương quyết, nhưng từng bước một và cầnthiết hãy tránh xa môi trường thuận lợi cho thói quen đó lặp lại.

                                  3. ĐỜI SỐNG TINH THẦN, TÌNH BẠN, TÌNH YÊU

Câu hỏi 1: Nhiều bạn du học về nói với mình rằng đi học nướcngoài lúc đầu cũng thích bởi sự  mới lạ nhưng sau đó mới thấy rằng cuộcsống không đơn giản, bản thân mỗi người  phải chịu áp lực tâm lí khá lớn,nhiều lúc cũng dễ buồn và tự kỷ

Bạn đi du học là bạn đến với một nơi có môi trường sống hoàn toàn khác lạ từngôn ngữ, văn hóa đến cách ăn ở sinh hoạt. Bản thân bạn chưa thể quen ngay vớimôi trường này. Ở Việt nam nếu nhớ nhà nhớ gia đình bạn bè, bạn có thể gặpđược. Còn ở đây điều đó không thể thực hiện ngay được. Những người bạn gặpngoài đường phố trong cửa hàng sẽ vô cùng xa lạ do ngôn ngữ, văn hóa bất đồng.Càng sống khép kín thì bạn càng cảm thấy cô đơn và trống vắng. Nhiều khi bạnrơi vào trạng thái bế tắc trong tâm lý và dễ tự kỉ. Vậy làm cách nào để thoátra khỏi tình trạng tiêu cực này? có hai cách để bạn tham khảo nhé:

Thứ nhất thường xuyên liên lạc với gia đình bạn bè thông qua mạng internet hoặcđiện thoại, bên cạnh đó hãy tìm gặp những người bạn Việt Nam, có thể tìmcho mình một vài người bạn thân thiết để chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộcsống.

Thứ hai tranh thủ làm quen với các bạn sinh viên ngoại quốc và sinh viên Nga.Chịu khó đi dạo phố để quen với môi trường sống nếu có cơ hội. Thực hiện đượcviệc này bạn sẽ cảm thấy thật thoải mái khi đi đâu cũng có bạn bè người quen,mọi thứ sẽ trở lên gần gũi thân quen giúp bạn vượt qua nỗi buồn.

Câuhỏi 2: Tình bạn du học có khác tình bạn trong nước hay không?

Tình bạn thì ở đâu cũng quý và đối với du học sinh thì càng cần thiết và quantrọng bạn ạ. Ai cũng rất cần có những người  bạn bên mình. Điều quan trọnglà bạn biết chọn bạn mà chơi. Về cơ bản các du học sinh tại Tula đều được lựachọn do đó có rất nhiều người tốt, chăm ngoan, học giỏi, đây là cơ hội để bạncó thêm những người bạn tốt và họ sẽ có ảnh hưởng tích cựa tới bạn. Nếu có cơhội làm quen với các bạn nước ngoài thì cứ mạnh dạn bạn nhé, thông qua nhữngngười bạn này bạn có cơ hội tìm hiểu về một đất nước và một nền văn hóa, chỉlưu ý là phải tìm hiểu về người bạn đó trước khi quyết định kết bạn.

Đối với du học sinh tại Tula có những người bạn hoặc nhóm bạn chơivới nhau khá thân thiết, có thể cùng đoàn sang du học, cùng ngành học, cùng sởthích, cùng tham gia tổ chức đoàn hội, hay tham gia hoạt động xã hội hoặc đồnghương v..v các thành viên thường xuyên đi chơi với nhau, quan tâm động viênnhau, hình thức kết bạn này rất hay và phù hợp với môi trường du học sinh.

Câu hỏi 3: Tình yêu khi du học thì thế nào nhỉ?

Tình yêu là thứ gì đó thiêng liêng nhưng rất gần gũi với tuổi trẻ. Tình yêu cóý nghĩa nhân văn nhưng trong nó chứa đựng cả tính tự nhiên, bản năng nữa. Làcon người ai cũng khao khát yêu và được yêu. Tình yêu sinh viên ở trong nướchay du học nước ngoài cũng cơ bản tương đồng bạn ạ. Chỉ hơi khác khi du học môitrường thiếu thốn tình cảm nên tình yêu cũng dễ nảy nở nhưng bên cạnh đó cũngcó cái khó do môi trường bạn bè thu hẹp nên tìm người yêu không dễ, có ngườimay mắn gặp người hợp với mình, có người yêu hơi vội vàng và cũng có nhiềungười khá cẩn trọng khi nghĩ đến chuyện tình yêu, họ chưa yêu và hi vọng tìmđược người yêu trong tương lai. Nói chung tình yêu du học cũng đa dạng phongphú với nhiều gam màu đúng như bản chất phức tạp của tình yêu. Tuy vậy hiện naycũng có một số dạng tình yêu du học phổ biến chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút nhé

Yêu xa: Người yêu của bạn bâygiờ ở Việt Nam, bạn và người yêu thường liên lạc qua mạng hoặc điện thoại.Do khoảng cách về không gian và thời gian nên  yêu xa dễ bị chi phối tácđộng bởi ngọai cảnh do đó rất cần sự tin tưởng ở nhau và một quyết tâm cao thìsẽ giữ gìn được tình cảm.

 Yêu gần: Người yêu của bạnđang cùng học ở Nga hoặc Tula. Nếu trong trường hợp này các bạn dễ gặpnhau để chia sẻ buồn vui. Tình cảm sẽ có điều kiên thuận lợi hơn để phát triểntuy vậy bạn cũng phải biết cách sắp xếp thời gian để chuyện tình cảm không ảnhhưởng nhiều đến học hành.

Sống thử: Nhiều bạn yêu nhau vàđã đến ở cùng nhau. Sự chia sẻ sẽ gần gũi hơn nhưng sống chung liên quan đếncơm, áo, gạo tiền cũng dễ phát sinh mâu thuẫn, đấy là chưa kể việc sống chungcùng phòng trong KTX là chưa hợp lệ vì phía nhà trường không cho phép sinh viênnam nữ ở cùng nếu chưa có giấy đăng lý kết hôn.

Không yêu: Nhiều bạn không yêu trongthời sinh viên nhưng vẫn sống khỏe và học tốt bạn ạ. Có nhiều bạn chưa gặp hoặcchưa tìm được người hợp với mình nên chưa có người yêu. Không yêu đôi lúc cũnghơi buồn một chút nhưng bù lại bạn sẽ tự do và có nhiều thời gian dành cho họctập. Sẽ có nhiều lúc bạn cảm thấy cô đơn khi nhìn thấy mọi người có đôi có cặpđiều đó là bình thường vì kết đôi luôn là nhu cầu tâm sinh lý của mỗi conngười. Vậy bạn chưa có người yêu bạn nên làm gì nhỉ? hãy tự cân bằng bạn nhé,không có người yêu nhưng bạn cũng nên có những người bạn khác giới để thỉnhthoảng có thể gặp gỡ, nói chuyện, tâm sự chia sẻ những buồn vui trong cuộcsống, Bên cạnh đó bạn tích cực tham gia các hoạt động tập thể, điều này sẽ giúpbạn lấy lại thăng bằng trong lĩnh vực tình cảm.

Câu hỏi 4: Chúng tôi là những người đã có gia đình riêng bây giờ đi học Cao học và làm nghiên cứu sinh. Không biết cuộc sống gia đình có tácđộng nhiều đến việc học hành nghiên cứu không nhỉ?

             Đã là du học thìdù bạn là sinh viên hay nghiên cứu sinh đều phại chịu áp lực tâm lý. Càng nhữngngười có gia đình càng dễ bị chi phối và hay lo lắng nhiều hơn. Kinh nghiệm chothấy có hai cái “quá” nên tránh.

Thứ nhất bạn quá yêu gia đình; vì quá yêu giađình nhỏ của mình nên hàng phút, hàng giờ bạn lo lắng cho vợ chồng con cái vàluôn suy nghĩ mong sao giữ gìn tuyệt đối sự chung thủy vợ chồng, tưởng chừngnhư vậy là rất tốt nhưng lại không tốt lắm. Vì khi nghĩ quá nhiều về gia đìnhbạn không còn tập trung tâm trí dành cho học hành, nghiên cứu và nếu không maychỉ cần xảy ra rạn nứt nhỏ hay sự hiểu lầm nào đó cũng dễ dẫn đến nghi ngờ, mâuthuẫn, tiềm ẩn nguy cơ hạnh phúc tan thành mây khói và sự nghiệp học hành cũng sẽ  gặp nhiều khó khăn trở ngại.

Thứ hai quá thờ ơ, bạn không thường xuyên liên lạcquan tâm đến gia đình. Đã là vợ chồng thì phải có tình cảm chung dành cho nhauvà cho gia đình, nhưng khi xa nhau bạn lại ít quan tâm đến cái chung mà mỗingười lại dành nhiều thời gian cho khoảng trời riêng của mình và đến một lúccái riêng lại to hơn cái chung khi đó cuộc sống gia đình, tinh thần và việc họchành trở thành bế tắc. Như vậy hai cái quá đều là không tốt điều quan trọngchúng ta phải bình tĩnh nhìn nhận mọi thứ một cách khách quan, chuẩn bị tốt vềtinh thần tự biết cách giữ thăng bằng tâm lý cho mình, bên cạnh đó phải biếtchấp nhận hoàn cảnh và mềm dẻo điều chỉnh mọi thứ cho phù hợp quy luật cuộcsống. Có như thế đời sống tinh thần mới cân bằng và việc học hành mới ổn thỏa.

Câu hỏi 5: Sang bên này thấy một điều hơi đặc biệt nhiều anhchị yêu nhau và sinh con rồi sống luôn trong KTX không biết việc có gia đình vàcon cái ở nước ngoài sẽ như thế nào nhỉ?

Đúng là có nhiều anh chị khóa trước yêu nhau, lấy nhau rồi sinh con bên này nhưngcó điều bạn lưu ý nhé mọi người thường cưới nhau sau khi đã tốt nghiệp đại họchoặc thạc sĩ. Họ sang Nga tiếp tục làm nghiên cứu sinh do đó mới có thời gianvà điều kiện kinh tế để có thể sinh em bé. Việc sinh và nuôi con ở bên này khikhông có người thân sẽ vất vả rất nhiều bạn ạ. Bạn đang là sinh viên không cóthời gian và các điều kiện khác nếu lập gia đình sớm trong khi chưa học xong sẽlà một trở ngại vô cùng lớn có thể dẫn đến việc ngừng học hoặc thôi học.

Câu hỏi 6: Có thể làm bạn và yêu người nước ngoài không nhỉ?

Tình bạn và tình yêu là chuyện riêng tư củabạn, bạn yêu ai ở quốc gia nào đó là quyền của bạn. Thậm chí bạn lấy vợ lấychồng là người nước ngoài pháp luật hoàn toàn cho phép. Chỉ có lưu ý rằng bạnđang là du học sinh bạn nên biết rằng nhiệm vụ chính của bạn là học vì vậychuyện tình cảm nên biết điều tiết để không ảnh hưởng đến học hành và trongquan hệ tình cảm cũng rất nên tìm hiểu về luật pháp vì quan hệ yêu đương cũngcó giới hạn nhất định được quy định trong luật pháp nước sở tại.

                 4. TỔ CHỨC ĐOÀN HỘI, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG

Câu hỏi 1. Tại sao nên có tổ chức Đoàn và Hội sinh viên ở nước ngoài?

Đi học nước ngoài không ít bạn nghĩ rằng mình sẽ tự do không  ràng buộc vào tổ chức nào cả. Sang đến Nga và Tula bạn sẽ khá ngạc nhiên vì ởđây không chỉ có hội Lưu học sinh mà cả Đoàn thanh niên tương tự như ởViệt Nam.  Một câu hỏi đặt ra liệu ta có nên tham gia các tổchức này và  Hội LHS, ĐTN có giúp gì cho ta hay không?

Thứ nhất về tổ chức hội sinh viên Việt Nam ở nước ngoài hay còn gọi là hội Lưu học sinh. Tổ chức này các nước đều có và Việt nam không ngoại lệ. HộiLưu học sinh tại Tula trực thuộc phòng Lưu học sinh đại sứ quán Việtnam tại Nga. Hội có nhiệm vụ phối hợp với nhà trường trong công tác quản lýcũng như liên lạc và làm các thủ tục giấy tờ cần thiết cho du học sinh Việt Namtại Tula, từ việc đón du học sinh mới, làm thủ tục nhập học và giải quyết sinhhoạt phí ..v.v với những việc này đã nói nên vai trò không thể thiếu của hộiLHS.

Thứ hai Đoàn thanh niên. Đây là tổ chức chính trị xã hội luôn song hành cùng cácbạn sinh viên Việt Nam, hầu hết các sinh viên của chúng ta đều là đoànviên thanh niên. Ở LB Nga có Ban cán sự đoàn ngoài nước và Thànhđoàn Tula trực thuộc tổ chức này. Việc có và duy trì được hoạt độngđoàn ở nước ngoài là cần thiết và hữu ích bởi đây là môi trường tốt giúp cácDHS  phấn đấu rèn luyện và thông qua các hoạt động văn hoá, thể thaov..v  mỗi cá nhân có cơ hội phát triển kỹ năng mềm, tiến đến hoànthiện  bản thân đồng thời quảng bá văn hoá Việt Nam tới bạnbè quốc tế.

Câu hỏi 2. Làm gì và làm cách nào để duy trì phát triển các tổ chức Đoàn, Hội?

Một  tổchức đoàn, hội hay bất kỳ tổ chức nào trên thế giới hay ở Nga muốn phát triểntốt luôn đòi hỏi phải có phương pháp và cách thức hoạt động phù hợp. Với nhữnggì đã trải nghiệm trong công việc và cuộc sống tôi xin đưa ra mấy vấn đề dẫn đếnthành công của tổ chức Đoàn, Hội ở Tula.

            Thứ nhất; Xây dựng tổ chức khoa học hoạt động đúng nguyên tắc

Một tổ chức hình thành bao giờ cũng nghiên cứuvà đưa ra những quy ước quy định riêng cho các hoạt động, chỉ có tuân thủ cácquy đinh đó mới duy trì được tổ chức. Những nguyên tắc tưởng chừng cứng nhắcnhưng khi tìm hiểu sẽ thấy cái hợp lý và sự cần thiết phải như thế.

Ví dụ đối với các tổ chức Thành đoànở Tula trong thời gian vừa qua đã tuân thủ và làm theo điều lệ Đoàn.Duy trì bộ máy quản lý từ cao xuống thấp, thực hiện các thủ tục theo đúng hướngdẫn của đoàn cấp trên.

Đã có không ít ý kiến nói rằng hoạt động Đoàn ởnước ngoài nên thoáng hơn không cần đúng điều lệ, văn bản không cần chính xáccác hoạt động cứ vui vui là được. Tuy vậy nếu thực hiện theo sẽ có nhiều bấtlợi cho tổ chức. Nếu hoạt động Đoàn, Hội tự do không bám theo quy định trướchết mọi người cảm thấy khá dễ chịu nhưng sau đó sẽ phát sinh mâu thuẫn vì lúcđó không còn chuẩn mực và tổ chức đó sẽ mất niềm tin của mọi người. Văn bản,giấy tờ cũng cần theo mẫu và đúng quy định, việc làm đúng còn rèn luyện cho mọingười tính cẩn thận trong công việc cũng như sự tôn trọng tổ chức. Tính cẩnthận chu đáo cũng rất cần đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp đi làm ở cáccông ty doanh nghiệp. Nhìn rộng ra những vấn đề về nguyên tắc tổ chức và cáchthức làm việc không chỉ ở Việt Nam mà ngay ở Nga họ cũng rất bài bản.Các hoạt động họ làm từ công tác chuẩn bị cũng như thủ tục giấy tờ rất chu đáodo đó kết quả họ có được các hoạt động không chỉ đẹp về hình thức mà còn chuẩnmục về nội dung.

Thứ hai: Mềm hoá, linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động

Sinh hoạt của các tổ chức đoàn hội ở nước ngoàicũng gặp khó khăn do địa điểm và khoảng cách giữa các thành viên do đó cần linhhoạt trong các hoạt động từ hội họp đến sinh hoạt. Có thể họp Đoàn ngay trongphòng ở, họp trực tuyến qua mạng. Tổ chức các động hình sinh hoạt chi đoàn dadạng không gò bó như cùng đi chơi hay gặp mặt nướng thịt cuối tuần v..v

Việc phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường cũnglà điều hết sức quan trọng. Tích cực tham gia đóng góp cho các hoạt động chungcũng như kêu gọi sự hỗ trợ khi tổ chức các hoạt động riêng của sinh viênViệt Nam.

Sự sáng tạo luôn hấp dẫn thu hút mọi người. Lợithế của DHS có nhiều cơ hôi được quan sát các bạn quốc tế qua đó học hỏi và cóthể sáng tạo các hoạt động của mình. Những năm gần đây các hoạt động của Đoànthanh niên và sinh viên Tula đã luôn đổi mới và sự đổi mới này gópphần quan trọng tạo nên thành công cho các hoạt động

          Thứ ba: Kết nối cộng đồng huy động sức mạnh tổng lực gồm cả sức người, sức của cho các hoạt động

Để tổ chức một hoạt động nhất là hoạt động lớncó hai yếu tố không thể thiếu đó là cần những người thực hiện công việc và thamgia hoạt động (sức người) và cũng rất cần kinh phí để triển khai các hoạt động(sức của)

Một tổ chức mạnh là tổ chức biết quy tụ gắn kếtvới cộng đồng có như thế mới phát huy được sức mạnh tổng lực. Những năm gần đâyThành đoàn Tula luôn phối hợp chặt chẽ với hội đồng hương hội doanhnghiệp Việt Nam tại Tula. Các hoạt động của Hội đồng hương đềucó các đoàn viên, sinh viên tham gia và ngược lại khi sinh viên tổ chức cáchoạt động cũng đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ hỗ trợ đặc biệt cả về vật chấtvà tinh thần của cộng đồng.

* Trình tự tổ chức một hoạt động

1. Ý tưởng – 2. Lập kế hoạch – 3. Phân côngcông việc – 4. Triển khai công việc (kiểm tra, điều chỉnh) – 5. Họp rút kinhnghiệm

Câu hỏi 3. Du học sinh nên tham gia như thế nào trong các hoạt động của  hội LHS và ĐTN.

Không thể phủ nhận vai trò và ý nghĩa hết sứcquan trọng của các tổ chức Đoàn Hội nhưng nhìn ở một góc độ khác việc có nhiềucác tổ chức của sinh viên ở nước ngoài cũng dễ hình thành mộtViệt Nam thu nhỏ. Từ việc gần gũi trong sinh hoạt cộng đồng sinh viênViệt thích liên hệ ở cùng phòng, cùng ốp và hay sinh hoạt co cụm người Việt vớinhau. Có cả sự động viên giúp nhau nhưng đôi khi lại quan tâm để ý thái quá ảnhhưởng đến đời tư của nhau…Đây cũng là vấn đề các tổ chức cần nghiên cứu đổi mớihoạt động giúp các DHS thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như sự mạnh dạn giaotiếp với bạn bè quốc tế.

Với mỗi bạn DHS thì tôi khuyên nên điều tiếthoạt động cá nhân cho hợp lý. Sau này ra trường hầu hết chúng ta về Việt namlàm việc vì vậy tham gia các hoạt động của tổ chức Việt Nam là cầnthiết giúp chúng ta duy trì và phát huy những bản sắc và ưu điểm của người Việt.Tuy vậy bên cạnh đó chúng ta nên tranh thủ tham gia các hoạt động của nhàtrường, sinh viên Nga cũng như giao lưu tích cực với sinh viên quốc tế qua đóhọc hỏi cái hay cái đẹp làm phong phú vốn sống của bản thân.

                            5. KINH NGHIỆM  HỌC TẬP CỦA MỘT SỐ DU HOC SINH:

“ Việc học tiếng Nga nên quan tâm học nhiều từ chuyên ngành vì sẽ giúp ích cho quá trình học tập nghiên cứu” NCSĐinh Viết Sang.

“ Muốn học ngoại ngữ tốt cần phải đammê” Đặng Đình Đông

“ Học ngoại ngữ có nhiều cách khác nhaunhưng phương pháp mỗi ngày đọc một chủ đề hay một trang sách báo và tự phântích trả lời các vấn đề trong đó sẽ giúp nâng cao khả năng ngoại ngữ” NCSNguyễn Văn Tiến.

“Gặp thầy thường xuyên sẽ giải quyết đượccông việc học tập và không có cảm giác ngại” NCS  Nguyễn QuangMạnh.

“ Khi nhận được một nội dung hoặc đềtài khoa học cần biết cách phân tích đề tìm phương pháp và tài liệu giải quyếtvấn đề đó” NCS Đăng Khoa.

“ Để có được điểm cao cần chịu khó họcbài và gây được thiện cảm với giáo viên” SV Nguyễn Hồng Phương.

“ Ở nước Nga hiện nay còn nhiều thứchúng ta cần học trong đó hãy tranh thủ học hỏi  các giáo sư giỏi vàkhai thác kho tài liệu phong phú ở các thư viện”   NCS VũNgọc Thương.

                                                               Thay lời kết

Bản thảo của cuốn sách được biên soạn dựa trên cơ sở tìm hiểu, quan sát nhữngnhu cầu và vấn đề đang đặt ra cần giải đáp của sinh viên đã và đang học tập tại Tula. Tuy vậy chắc chắn còn nhiều câu hỏi và vấn đềcủa các bạn chưa được giải đáp thỏa đáng trong nội dung này. Hy vọng các tổchức Đoàn, Hội sẽ cung cấp thêm thông tin nâng cao hiểu biết cho du học sinh.Với hệ thống hỏi đáp này sẽ là cơ sở để các bạn tham khảo, tuy vậy mọi thứ chỉlà tương đối. Nó có thể phù hợp với thời điểm này mà chưa chắc đã phù hợp vớithời điểm khác, cũng như với mỗi người việc áp dụng sẽ khác nhau. Bản thân tôingười biên soạn nội dung  này tuy đã qua thời sinh viên và may mắn đượcđào tạo và công tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục đào tạo, quânsự, kinh tế, sản xuất và công tác xã hội v..v…nhưng tôi vẫn luôn nhận thấy rằngsự hiểu biết của bản thân là có hạn còn thế giới thì rộng lớn và luôn vận độngdo đó đòi hỏi phải liên tục học hỏi để phát triển..

Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội với rất nhiều sự phức tạp đan xen,xã hội lại luôn biến động do đó rất cần sự thích ứng. Có thể so sánh một cáchtương đối, du học sinh chúng ta được học trong môi trường tốt giống như những câymọc giữa mùa xuân ấm áp nhưng bạn ạ cuộc sống và tự nhiên đều không đứng yên,hôm nay đẹp trời nhưng biết đâu ngày mai nắng nóng, tuyết rơi rồi bão táp giôngtố ập đến. Nếu chúng ta hiểu biết chuẩn bị tinh thần tốt thì sẽ vượt qua đượckhó khăn thử thách và rồi sau cơn mưa trời lại tạnh, sau mùa đông lạnh giá mùaxuân tươi đẹp sẽ lại về. Những vấn đề trao đổi với các bạn với mục tiêu chínhđể nâng cao hiểu biết và giúp các bạn có tinh thần và tâm lí ổn định để họctập, nó như kim chỉ nam dẫn hướng cho bạn. Bạn có thể lưu trữ và đọc lại khigặp phải vấn đề liên quan hoặc liên hệ với tác giả để nhận được sự tư vấn giúpđỡ.

Mặc dù đã cố gắng nhưng trong quá trình biên soạn không tránh khỏi thiếu xót  tôi mong nhận được sự thông cảm và góp ý củacác độc giả. Tôi cũng mong rằng các du học sinh hãy đóng góp  xây dựng cẩmnang ngày càng sâu rộng phong phú để giúp nhiều hơn cho các du học sinh. Cácbạn có thể liên hệ với tôi theo địa chỉ email vuthuong77@yahoo.com.au hoặc nickyahoo “vuthuong77”, FB “vungocthuong”.

Chúc các bạn du học sinh Tula sức khỏe và thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống!

 

                                                                                                                  Tula 13/04/2013

                                                                                                             Tác giả: Vũ Ngọc Thương

Your sidebar area is currently empty. Hurry up and add some widgets.