Du học Thạc sỹ có gì khác học tại Việt Nam

D

Hải Hà (sinh viên ngành Kế toán, Đại học Khoa học Ứng dụng Quốc gia) trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số điểm cộng của việc học thạc sĩ ở nước ngoài so với trong nước

Phương pháp học tập

Về phương pháp học tập: “Ở nước ngoài, bạn phải đọc sách trước khi lên lớp bởi trong giờ học, giáo viên sẽ không dạy những kiến thức cơ bản để tập trung cho việc thảo luận.” Sở dĩ văn hóa đọc tại trường đại học ở nước ngoài được quan trọng hóa như vậy là vì nội dung học tập được thầy cô cập nhật trên hệ thống blackboard (bảng điện tử của trường) và sách cũng được phát từ trước, nếu không bạn cũng có thể tìm mượn sách trong thư viện.

Còn ở Việt Nam, thầy cô tập trung giảng bài từ A đến Z ở lớp nên không cần có sự chuẩn bị ở nhà bạn cũng có thể hiểu được. Tuy nhiên, nguồn sách tham khảo cho bậc học thạc sĩ ở trong nước rất khan hiếm. Các giáo trình giảng dạy dựa trên kinh nghiệm và tư liệu của thầy cô thay vì các đầu sách khoa học như nước ngoài.

Có nhiều môn học mới

Có kinh nghiệm học cả Thạc sĩ trong nước lẫn nước ngoài, Hải Hà cho biết: “Học ở nước ngoài có nhiều môn mới hơn như “Strategic Cost Management” (Quản lí chiến lược chi phí), Controlling Profession (Kiểm soát chuyên nghiệp), Strategic Financial Management (Quản lí chiến lược tài chính) hay External Reporting (Báo cáo ngoài). Tuy nhiên, nhìn chung, các môn học thạc sĩ ở trong nước cũng phần nào tương đương với chương trình đào tạo nước ngoài.

Luận văn đặt nặng phương pháp nghiên cứu

Ở khâu làm luận văn thạc sĩ, cả chương trình trong nước và nước ngoài đều yêu cầu bạn thu thập thông tin, số liệu rồi phỏng vấn, thực hiện nhằm giải quyết vấn đề được đưa ra. Tuy nhiên ở bài luận văn nước ngoài, bạn sẽ phải đặc biệt coi trọng kết cấu luận văn, đặt nặng phần phương pháp nghiên cứu (nguồn thông tin, cách ứng dụng kiến thức lí thuyết vào thực tế…) vì nó là một phần tách biệt. Nghiên cứu mang tính độc lập và sáng tạo (original) không sao chép được đánh giá một cách rất nghiêm túc và khắt khe.

Cơ hội mở rộng tầm nhìn

Diệu Thu (sinh viên Học bổng Nga) từng chia sẻ với chúng tôi: “Mình khá hài lòng với môi trường học tập tại Liên Bang Nga, cả học sinh nước ngoài lẫn bản xứ. Tất cả mọi người đều thân thiện và chịu khó học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Học ở nước ngoài bạn sẽ học được cách giao lưu và chấp nhận các nền văn hóa khác nhau, mở rộng tầm nhìn, đồng thời học được rất nhiều các kĩ năng cơ bản mà ở Việt Nam bạn chưa có thói quen. Điều mình muốn nhắn nhủ với các bạn sinh viên mới sang là hãy tận dụng cơ hội ở nước ngoài để tìm hiểu về văn hóa các nước khác và đây là một trong những cơ hội vô cùng tốt để bạn có thể học hỏi nhiều điều, thay vì chỉ giao lưu trong một nhóm nhỏ các bạn sinh viên Việt Nam.”

Your sidebar area is currently empty. Hurry up and add some widgets.