Trong thế giới hiện đại ngày nay có thể nói là không ai không biết đến máy tính từ em bé 3 tuổi tập chơi game hay học chữ cho tới các các ông bà thi thoảng đọc tin tức hay chat với con cháu ở xa… Không thể phủ nhận rằng máy tính đã trở thành một phần không thể thiếu trong các hoạt động học tập, làm việc hay thói quen sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, câu hỏi mà hầu hết mọi người không thể trả lời đó là máy tính hoạt động như thế nào hay làm sao để nâng cấp phù hợp với nhu cầu và tốc độ phát triển nhanh chóng của loài người? Đó chính là lý do vì sao các ngành khoa học về máy tính trở nên cần thiết. Đối với bất cứ bạn sinh viên nào hứng thú với công nghệ hiện đại, khoa học về máy tính sẽ rất phù hợp với bạn. Ngành khoa học công nghệ máy tính được thiết kế giúp sinh viên có được các kỹ năng cần thiết liên quan đến công nghệ máy tính hiện đại. Các bạn thường sẽ bắt đầu bằng cách làm quen với cấu trúc cơ bản của máy tính và các công nghệ cần thiết trong quá trình thiết lập và chế tạo máy tính. Biên tập viên của Học bổng Nga, David, sẽ giúp các bạn hiểu thêm về nghành học này.
Nội dung khóa học
Khóa học bao gồm các môn học liên quan đến ngành khoa học máy tính.
Ở cấp độ đầu tiên, sinh viên sẽ được tham dự các bài giảng về:
- Kiến trúc hệ thống: cung cấp cho sinh viên một cái nhìn tổng quan và nền tảng kiến thức về việc làm thế nào một hệ thống máy tính được thiết kế và xây dựng.
- Phân tích hệ thống: sinh viên được hướng dẫn để phân tích các chức năng của máy tính.
- Phát triển phần mềm: đưa sinh viên đến với thế giới của các ứng dụng phần mềm.
Những môn học này là những môn học cơ bản cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức giúp sinh viên có thể thích ứng linh hoạt với các nghề nghiệp trong ngành khoa học máy tính. Ở cấp độ thứ hai, sinh viên và du học sinh sẽ được giảng dạy các môn học như:
- Con người – giao diện máy tính
- Thuật toán
- Mạng và hệ thống điều hành
Và ở cấp cuối cùng, các môn học được giảng dạy bao gồm:
- Phần mềm Quản lý dự án: Sinh viên được hướng dẫn tạo kế hoạch dự án dựa trên những nhu cầu quản lý và điều hành qua mạng trong thực tế. Ngoài ra, sinh viên cũng học cách để phát triển các kỹ năng cơ bản cho việc kiểm soát những phần mềm theo dõi.
- Kỹ thuật phần mềm: Sinh viên và du học sinh sẽ học cách tiếp cận có hệ thống các phương pháp phân tích, thiết kế, kiểm tra, đánh giá kỹ thuật của phần mềm và các chương trình.
Cấu trúc khóa học
Ngành khoa học về máy tính thường có các khóa học cho bậc đại học và sau đại học. Khóa học được xây dựng dựa trên rất nhiều các bài giảng thực tế. Tuy nhiên, việc trau dồi các kiến thức về lý thuyết cũng không kém phần quan trọng nên sinh viên luôn được yêu cầu kết hợp các kiến thức về lý thuyết và các bài tập thực tế như sau:
- Các bài giảng: thường sẽ phải mất 12 – 15 giờ một tuần tùy thuộc vào trường đại học và cơ sở giáo dục. Đây là lúc mà sinh viên nên trau dồi những kiến thức lý thuyết đặc biệt là những khái niệm và định nghĩa chuyên ngành.
- Các bài tập thực tế trong phòng máy: mục tiêu là giúp sinh viên phát triển các kỹ năng kỹ thuật thực tế để xây dựng các phương pháp phần mềm được thảo luận trong các bài giảng.
- Làm việc theo nhóm: Sinh viên và du học sinh sẽ có cơ hội phát triển các kỹ năng quan trọng chuyên nghiệp, chẳng hạn như viết báo cáo và kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng làm việc nhóm.
Cơ hội nghề nghiệp
Các bằng cấp về khoa học máy tính mở ra rất nhiều lựa chọn cho sinh viên và du học sinh sau khi tốt nghiệp bao gồm cả việc trở thành một chuyên gia trong các nghành như:
- Phân tích máy tính
- Lập trình máy tính
- Lập trình mạng
- Phân tích phần mềm
- Thiết kế phần mềm
- Chuyên viên kỹ thuật máy tính
Chi phí/ Học bổng
Chính sách về học phí và học bổng thường khác nhau tùy thuộc trường đại học bạn theo học, thường thì sinh viên và du học sinh phải trả hầu hết các chị phí cho việc học tập của mình. Học phí trung bình mỗi năm cho khóa học kéo dài 3 năm sẽ dao động từ 7.000 – 9.000 USD trên một năm tùy thuộc vào trường đại học, tuy nhiên sinh viên nước ngoài thường sẽ phải nộp lệ phí cao hơn một chút tùy thuộc vào mỗi trường đại học hay tổ chức giáo dục.