Bùi Hoàng Lâm

Học bổng ngành Công nghệ Dầu khí
Đại học Nghiên cứu tổng hợp Dầu khí Quốc gia Nga mang tên Gubkin

Cứ đi du học,
đi một lần để cho mà biết!

Bùi Hoàng Lâm
Đại học Nghiên cứu tổng hợp Dầu khí Quốc gia Nga mang tên Gubkin

Ngoài kia dù nhiều dông bão, khó khăn hay thử thách thì vẫn cứ mạnh dạn, tự tin để xách va li, hành lý lên đường đi du học đi nhé, tất nhiên nếu bạn quyết tâm. Còn chần chừ hay sợ sệt gì nữa?

Đi du học, bạn trưởng thành hơn rất nhiều

Năm mình 18 tuổi, không dám đi xa nhà quá một vài ngày. Năm 18, mình đi làm hồ sơ thi đại học, trong đó có một vài giấy tờ cần xin dấu giáp lai của Uỷ ban xã, cũng cần bố đi cùng.

Năm 19 tuổi, lần đầu tiên đi học đại học xa nhà, ngồi tự kỉ trong phòng nguyên một ngày vì nhớ nhà. Năm ấy, không dám tham gia một câu lạc bộ nào vì sợ mình kém cỏi và ngại đứng trước đám đông.
“Khi ấy mình sao mà khờ, mà dại đến thế!” – là câu nói mà mình luôn nghĩ lại thời điểm trẻ nhất của cuộc đời. Nếu với cái sức trẻ ấy mà mình tự tin, mạnh dạn thì chí ít sẽ không phải hoài phí nhiều như thế đâu.

Năm 22 tuổi, mình đi du học. Một quãng thời gian đã vun đắp và xây dựng mọi cốt cách bản thân theo một chiều hướng tích cực hơn hẳn. Mặc dù chưa quá ưng ý nhưng thực sự đi du học đã thay đổi cuộc đời của mình.

Đi du học đã vẽ nên một con đường không ngoằn ngoèo, không vòng vo.

Bởi vì sao? Vì chỉ có duy nhất một con đường thẳng phía trước để tiến lên thôi. Không thể tụt lùi, để quay về nước trong sự nhục nhã ấy. Cũng chẳng thể nhùng nhằng, bỏ ngang, chuyển ngành theo một lối rẽ khác. Bởi như vậy rất tốn thời gian và công sức.

Đi du học đã quàng lên một chiếc khăn mới ấm áp hơn, vui vẻ hơn và nhiều sắc màu hơn cho mình. Nghĩ về quãng thời gian đã qua mới thấy du học đã dắt cánh tay của hàng trăm sinh viên Việt Nam khắp nơi trên thế giới chững chạc hơn, bản lĩnh hơn và giỏi giang hơn.

Được tiếp xúc với một nền văn hoá mới sẽ làm bạn sáng dạ hơn rất nhiều. Phải va chạm một thử thách mới sẽ khiến bạn kiên trì hơn. Đứng trước một đám đông để thuyết trình bảo vệ luận văn sẽ khiến bạn mạnh dạn gấp nhiều lần.

Đi du học mất thì ít nhưng được nhiều lắm

Có lẽ không cần phải nói quá nhiều về những điều mà du học mang lại nữa. Nếu bạn biết nắm bắt lấy cơ hội thì ánh hào quang sẽ chẳng thể vuột khỏi tay bạn. Có hai điều mà mình muốn chia sẻ khi bạn đi du học, đó là:

  1. Kiên trì, chăm chỉ và kiên nhẫn.
  2. Mạnh dạn, chủ động và bản lĩnh.

Chỉ cần nhớ hai điều ấy thôi thì ít nhất bạn cũng sẽ một lần được đứng trên bục đài khen thưởng và hàng trăm cánh tay vỗ tay tán thưởng cho bạn.

Điều thứ nhất, chắc chắn đi du học sẽ khó khăn, nhất là về ngoại ngữ (tiếng Nga khó lắm). Bởi vậy, ngoài giờ trên lớp, về nhà, bạn phải học và học. Chịu khó hoàn thành bài tập một cách chỉn chu và đầy đủ nhất có thể.

Điều thứ hai, ở trên lớp, bạn phải mạnh dạn bắt chuyện với người Nga, phải giơ tay phát biểu nếu nghĩ ra được điều gì đấy (chắc ít sinh viên Việt phát biểu lắm vì sợ ngại nói giáo không hiểu), không nhất thiết phải đúng. Luôn chủ động hoàn thành công việc của mình chứ không lơ ngơ chờ ai nhắc mới làm, chờ ai sai mới thực hiện.

Đi du học, cha mẹ đỡ khổ hơn nhiều lắm!

Cứ ngỡ là sẽ nhớ nhung lắm, buồn lắm khi xa nhà mấy năm trời liền. Có ít thì cũng tận 3 năm lận mà (mình đi thạc sĩ). Nhưng rồi mới biết, mình đi bố mẹ lại “khoẻ” hơn nhường nào. Chữ “khoẻ” này có nhiều nghĩa lắm. Mỗi người sẽ có mỗi cách định nghĩa khác nhau.

Với mình, đi du học bố mẹ như trút được bao nhiêu gánh nặng trong lòng. 4 năm đại học ở nhà đã ngốn không ít tiền bạc cho con cái. Bao nhiêu hoạt động, vui chơi ngoài giờ học của con cái, bố mẹ cũng phải nài lưng ra để trả. Dù đó chỉ là 50 ngàn thôi các bạn ạ!

Đã thế, sau khi ra trường, lại còn chi một khoản khổng lồ cho con đi xin việc, đi đút cho ông này bà nọ mà cũng chưa chắc có công việc ổn định. Rồi nếu con cái xin được việc lại cho con mua xe, mua nhà, mua đủ thứ trên đời. Biết bao giờ cho cha mẹ hết khổ đây?

Nếu bạn đi du học theo con đường học bổng, thì bố mẹ hầu như chẳng tốn một đồng nào trong suốt mấy năm trời.

Đó chỉ là những thứ vật chất trước mắt thôi, khi đi du học cha mẹ không còn phải lo về việc con mình có ăn uống đầy đủ không, có thức quá khuya không, có biết tự chăm sóc bản thân khi ốm đau không…

Những điều ấy hầu như các bậc phụ huynh đều cảm thấy nhẹ nhõm khi con cái họ đi du học. Họ sẽ biết tự chăm sóc bản thân mình khi trời trở lạnh. Biết nấu ăn khi đói, biết học hành khi thấy bạn bè trong phòng lao đầu vào học.

Đã thế còn gửi được tiền về nhà cho bố mẹ (cũng số ít thôi)

Có những bạn du học sinh còn biết tiết kiệm, biết đi làm thêm, biết tranh thủ thời gian để phụ giúp ai đó để kiếm tiền… Và thế là họ đã tích được một khoản nho nhỏ để tiết kiệm và gửi về nhà cho bố mẹ.

Dù ít, dù nhiều nhưng với số tiền đó bố mẹ hẳn cũng rất vui. Bởi con cái mình đã biết tự lập, biết tranh thủ để kiếm tiền, biết học cách tiết kiệm. Quả là điều đáng quý đấy chứ!

Khi đi du học, bạn cũng thi thoảng mua vài món quà, gói thuốc bổ, món đồ quý ở phương xa gửi về cho họ. Vậy thì còn điều gì hạnh phúc hơn nữa khi con cái đã biết quan tâm và yêu thương cha mẹ như thế?

Hãy cứ đi du học nếu bạn muốn, bạn đam mê. Bởi tuổi trẻ ít quá, mình không sống cho nó thì phí quá. Mà đi du học là một cách để bạn phát huy tuổi trẻ và bản lĩnh của tuổi thanh xuân

Bùi Hoàng Lâm là một trong những câu chuyện thành công trên con đường Du học theo diện Học bổng Nga. Dưới dây là một vài câu chuyện thành công khác.

Nguyễn Thị Thúy Hà
Học bổng hệ Nghiên cứu sinh «4 năm»
Chuyên ngành Nông học
Đại học Hữu nghị các dân tộc Quốc gia Nga RUDN
Phạm Mai Sơn
Học bổng hệ Cử nhân «4 năm»
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Đại học Kinh tế Quốc dân Nga mang tên Plekhanov
Võ Nguyễn Hồng Huy
Học bổng hệ Cử nhân «4 năm»
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Đại học Quản lý Quốc gia Nga - Государственный университет управления
Võ Nguyễn Hồng Hân
Học bổng hệ Cử nhân «4 năm»
Chuyên ngành Kế toán và Kiểm toán
Đại học Quản lý Quốc gia Nga - Государственный университет управления
Trần Trọng Xuân Quân
Học bổng hệ Chuyên gia «6 năm»
Chuyên ngành Y đa khoa
Đại học Tổng hợp Quốc gia Tula - Tula State University
Trần Danh Nhân
Học bổng hệ Thạc sĩ «2 năm»
Chuyên ngành Tâm lý học
Đại học Nghiên cứu Tổng hợp Quốc gia “Trường Kinh tế Cao cấp” – HSE
Nguyễn Thị Việt Trinh
Học bổng hệ Thạc sĩ «2 năm»
Chuyên ngành Kinh tế
Đại học Kinh tế Quốc dân Nga mang tên Plekhanov
Trần Yến Linh
Học bổng hệ Thạc sĩ «2 năm»
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Đại học Kinh tế Quốc dân Nga mang tên Plekhanov
Phan Thị Nhuần
Học bổng hệ Nghiên cứu sinh «4 năm»
Chuyên ngành Chính trị học và Khu vực học
Đại học Hữu nghị các dân tộc Quốc gia Nga RUDN

Your sidebar area is currently empty. Hurry up and add some widgets.