Xúc động vỡ òa trong cuộc gặp gỡ thầy trò Nga – Việt tại Hà Nội

X

Trong không khí chân tình, ấm cúng, thầy trò Nga – Việt cùng cất lên tiếng hát. Lời bài hát “Khúc ca ban chiều”, “Cachiusa” và “Thời thanh niên sôi nổi” như gợi nhắc tới những năm tháng thanh xuân tại Leningrad, những buổi dạo chơi trên trên đại lộ Nevsky và ngắm cảnh trên sông Neva.

Xúc động cuộc gặp gỡ thầy trò Nga – Việt tại Hà Nội

Trong không khí chân tình, ấm cúng, thầy trò Nga – Việt cùng cất lên tiếng hát. Lời bài hát “Khúc ca ban chiều”, “Cachiusa” và “Thời thanh niên sôi nổi” như gợi nhắc tới những năm tháng thanh xuân tại Leningrad, những buổi dạo chơi trên trên đại lộ Nevsky và ngắm cảnh trên sông Neva.

Mới đây, nhân dịp Giáo sư (GS) Sergey Tarasov, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Quốc gia Nga mang tên A.I. Herzen (Đại học Herzen), sang công tác tại Việt Nam, các cựu học viên Việt Nam của trường đã tổ chức cuộc gặp mặt với thầy hiệu trưởng tại hội trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội). Cuộc gặp thu hút sự tham gia của gần 100 cựu học viên sinh sống ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Tại cuộc gặp gỡ, Giáo sư Sergey Tarasov đã thông báo một số nét tình hình nhà trường hiện nay và bày tỏ xúc động được gặp gỡ đông đảo cựu sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh Việt Nam của nhà trường. Giáo sư bày tỏ vui mừng và tự hào vì các cựu học viên Đại học Herzen đều đã có những năm tháng vận dụng những kiến thức lĩnh hội tại nhà trường phục vụ đắc lực sự nghiệp kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam. Giáo sư đặc biệt xúc động về tình cảm thân thiết, ấm sáp, sâu nặng mà các cựu học viên Đại học Herzen dành cho nhà trường nói chung và cho cá nhân ông nói riêng.

Giáo sư hy vọng trong tương lai, sẽ có thêm nhiều buổi gặp gỡ của các cựu học viên được tổ chức. Đây không chỉ là dịp để các thế hệ học viên ôn lại kỷ niệm, mà còn góp phần vun đắp tình yêu tiếng Nga, nước Nga cho thế hệ trẻ. Hiện nay, Bộ Giáo dục Nga nói chung, trường Herzen nói riêng rất quan tâm tới việc giảng dạy tiếng Nga tại các cơ sở giáo dục tại Việt Nam. Và các thế hệ cựu học viên sẽ cầu nối gắn kết, hỗ trợ cho các dự án của trường.

Với nhiều cựu học viên, đây là dịp hiếm hoi họ được gặp lãnh đạo nhà trường, gặp lại người bạn cũ sau hơn 30 năm và giao lưu với những người bạn đồng môn. Thời gian trôi qua, bộ ảnh cũ không còn nguyên vẹn theo thời gian, những thanh niên tuổi đôi mươi khi đó nay đã bước sang tuổi xế chiều. Nhưng kỷ niệm về những năm tháng thanh xuân tại thành phố Leningrad và Đại học Herzen vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của các thế hệ cựu học viên.

Tấm thẻ sinh viên luôn được ông Nguyễn Hữu Hợp gìn giữ cẩn thận suốt hơn 40 năm qua. Nhắc tới kỷ niệm thời sinh viên, ông xúc động: “Tôi may mắn khi được học tập tại thành phố Leningrad (nay là Saint-Peterburg) – thành phố đẹp nhất của Nga. Sau khi tốt nghiệp, trở về nước, tôi đã đem những kiến thức sư phạm được học tại Đại học Herzen đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam. Thành phố Leninrad xinh đẹp, và người dân Nga nhân hậu sẽ mãi vẹn nguyên trong tâm trí tôi”.

Năm 2017, ông Nguyễn Hữu Hợp đã quay lại thành phố Leningrad, thăm Đại học Herzen, gặp lại cô giáo Elena Vasilevna và nghỉ đêm tại ký túc xá, ngủ trên chiếc giường của mình năm xưa.

Khi nhắc tới kỷ niệm thời sinh viên tại Leningrad, nhà báo Mai Quang Huy, cựu phóng viên thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Nga, nhớ ngay tới anh bạn cùng phòng ký túc xá năm xưa Sasha Gertsik. “Sau kỳ nghỉ đông, Sasha từ Belarus quay trở lại Leningrad và mang tặng tôi lọ mứt quả do mẹ bạn tự nấu. Với tôi, đó là món quà quê giản dị nhưng đậm tình người”, nhà báo Mai Quang Huy chia sẻ.

Năm 2015, nhà báo Mai Quang Huy và ông Sasha Gertsik đã gặp lại nhau qua mạng xã hội “Những người bạn đồng môn” dành cho những người biết tiếng Nga. Sau hơn 30 năm, tình bạn những năm tháng sinh viên với họ vẫn còn nguyên vẹn, bất chấp bao biến cố lịch sử thăng trầm.

Trong không khí chân tình, ấm cúng, thầy trò Nga – Việt cùng cất lên tiếng hát. Lời bài hát “Khúc ca ban chiều”, “Cachiusa” và “Thời thanh niên sôi nổi” như gợi nhắc tới những năm tháng thanh xuân tại Leningrad, những buổi dạo chơi trên trên đại lộ Nevsky và ngắm cảnh trên sông Neva.

Đại học sư phạm quốc gia Nga mang tên Herzen là một trong những cơ sở đào tạo nghiệp vụ sư phạm hàng đầu của nước Nga. Trường được thành lập vào năm 1797 tại St. Petersburg.

Trường bao gồm 16 phân viện và 7 khoa như Phân viện Các dân tộc phía Bắc, Phân viện Sư phạm và tâm lý, Phân viện Ngoại, Khoa Sinh học, Khoa Toán, khoa Vật lý, Khoa Địa lý, Khoa Triết học, Khoa Tiếng Nga dành cho người nước ngoài, Khoa Luật, Khoa Hoá học, Khoa Lịch sử và các ngành khoa học xã hội, Khoa Mỹ thuật….

Your sidebar area is currently empty. Hurry up and add some widgets.