3 cú sốc Văn hóa bạn sẽ phải trải nghiệm khi du học Nga

3

Khi đặt chân sang học tập ở một đất nước hoàn toàn khác biệt về văn hóa cũng như lối sống, các bạn có thể gặp phải những thách thức nghiêm trọng trong công cuộc hòa nhập, nhưng hãy đừng bỏ cuộc vì chúng tôi sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bạn ngay bây giờ!

Tất nhiên, với bất kỳ ai khi thay đổi môi trường sống và học tập luôn là không bao giờ dễ dàng, đặc biệt sẽ khó khăn hơn nữa khi bạn du học Nga. Khi nói đến thái độ cởi mở thân thiện trong việc chào đón người nước ngoài, thì hãy luôn hiểu rõ rằng Nga không phải là một Amsterdam thân thiện như bạn vẫn nghĩ!

Đối với các trường đại học ở địa phương, sinh viên nước ngoài là một khái niệm tương đối mới. Khi mà ngày càng có nhiều Quốc gia trên thế giới xây dựng các chương trình hấp dẫn để thu hút sinh viên nước ngoài đến du học thì ở Nga, các trường đại học theo lẽ đó cũng ngày càng trở nên Quốc tế hơn, nhưng thực trạng phần lớn sinh viên vẫn là người Nga.

Dưới đây chúng tôi muốn đề cập đến một số trải nghiệm về sốc văn hóa phổ biến nhất mà sinh viên nước ngoài thường phải đối mặt ở Quốc gia có vẻ kỳ lạ này và một số mẹo hữu ích có thể giúp các bạn vượt qua chúng.

  1. Có vẻ ở Nga không ai nói tiếng Anh?

 

Một trong những cú sốc văn hóa đầu tiên mà người nước ngoài gặp phải khi đến Nga lần đầu là “gần như không thể tìm thấy người biết nói tiếng Anh ở đây”. Thậm chí, ở một số trường đại học, ngay cả các chuyên viên làm việc trong Văn phòng sinh viên Quốc tế cũng có vốn tiếng Anh rất hạn chế.

Nếu bạn! là những sinh viên lần đầu đặt chân đến nước Nga, và cũng chưa bao giờ được học tiếng Nga trước đây, hoặc nếu kiến thức của bạn chỉ bao gồm một vài từ khóa và các cụm từ, rào cản ngôn ngữ có thể sẽ là một thách thức lớn đối với bạn khi theo học tại đây.

Tất nhiên hãy đừng vì thế mà nản chí nhé!

Lời khuyên: Những gì bạn nên làm lúc này là cố gắng tìm một ai đó, tốt hơn hết là sinh viên Việt Nam học cùng trường, để giúp bạn ổn định và hướng dẫn bạn làm các thủ tục quan trọng như: visa, nhập học, khám sức khỏe…Nếu trường bạn đến học không thể tìm thấy sinh viên Việt Nam, lúc này chỉ còn cách cố gắng nói chuyện với chuyên viên phòng Quốc tế để họ hỗ trợ bạn và bố trí cho bạn ở cùng những sinh viên người Nga có vốn tiếng Anh tốt hơn.

Bạn đã thử hết cách nhưng không thể tìm được một ai sẵn sàng giúp đỡ mình, lúc này có thể bạn nên kiểm tra xem trường đại học của bạn có Trang mạng xã hội hay một hiệp hội sinh viên tương tự được thành lập để giúp đỡ sinh viên quốc tế không?

Khi Xuân Quỳnh, một sinh viên chương trình Cử nhân “Quảng cáo và quan hệ công chúng” lần đầu tiên đến Moscow, lúc này Cô không biết một từ tiếng Nga nào. Sau một tháng, Cô đã chọn một số từ và cụm từ đơn giản, nhưng Cô chia sẻ rằng chìa khóa là sự tự tin: “Nghe có vẻ kinh khủng, nhưng khi mọi người không hiểu tôi, tôi sẽ tiếp tục nói tiếng Anh cho đến khi họ hoặc để tôi một mình hoặc cố gắng giao tiếp bằng tiếng Anh với tôi.”

Nếu các phương án trên là thất bại và không khả thi với trường hợp của bạn, bạn có thể thử sử dụng một ứng dụng dịch thuật có khả năng phát âm tiếng Nga – lúc này ít nhiều nó có thể hỗ trợ bạn làm những thủ tục ban đầu khi mới sang học và giao tiếp cơ bản trong các tình huống với người bản địa.

  1. Quan liêu – không khác gì Việt Nam?

 

Nước Nga tư thời Liên Xô đã nổi tiếng với các thủ tục rườm rà và quan liêu luôn là ác mộng thậm chí với cả người dân bản địa, từ các thủ tục giấy tờ khó chịu đến việc không ngừng chờ đợi xếp hàng dài dằng dặc và các công chức không thân thiện. Những tồn tại này của nước Nga có thể đã được xóa bỏ từ lâu, nhưng thật không may, trong bộ máy Nhà nước có rất ít thay đổi và Quan liêu vẫn là Quan liêu chỉ có chăng bớt đi ít nhiều thôi!

Trên thực tế, sau vài tuần đầu tiên ở Nga bạn sẽ cảm thấy mình như được đóng vai một nhân vật phiêu lưu trong trò chơi mới của máy tính với những cuộc tìm kiếm, các nhiệm vụ liên tục như điền biểu mẫu và có khi phải gấp gáp chạy qua chạy lại giữa các trường đại học, các văn phòng dịch vụ dân sự khác nhau để kịp giờ, giải thưởng duy nhất của bạn sau khi hoàn thành các nhiệm vụ này là phải luôn mang theo người một số giấy tờ khác nhau và buộc phải luôn có nó trong ví của bạn, tất cả đều cực kỳ quan trọng cho sự sống còn và tình trạng pháp lý của bạn khi ở Nga.

Hoàng Minh, một sinh viên khoa luật đã sang Nga được hơn 5 năm vẫn thi thoảng gặp rắc rối với vấn đề Quan liêu của nước Nga. “Khi bạn cần làm các thủ tục liên quan đến giấy tờ, tất nhiên sẽ luôn có một số giấy tờ cần được ký để hoàn thiện và ở Nga nó luôn mất nhiều thời gian hơn mức cần thiết”

Nếu vừa đặt chân đến Nga được ít lâu và phải đối phó với những điều này có thể sẽ khiến bạn muốn đặt ngay vé máy bay để về nhà, nhưng hãy đừng hoảng sợ, vấn đề này nghe có vẻ đáng sợ hơn thực tế!

Lời khuyên: Chìa khóa để giải quyết được các công việc và hạn chế bị ảnh hưởng từ việc Quan liêu đó là “Kiên nhẫn, luôn tìm hiểu rõ về thời gian làm việc, giờ mở của văn phòng và quan trọng nhất là luôn luôn đến sớm để xếp hàng đầu tiên”

  1. Nước Nga lạnh bởi khí hậu? không người Nga còn lạnh lùng hơn!

 

Khi nhắc đến Nga, người ta thường nói Nga là một nước rất lạnh, thường thì họ không chỉ đề cập đến khí hậu khắc nghiệt của Siberia. Và bạn cũng cần biết rằng: Nước Nga từ lâu đã có tên trong top bảng xếp hạng các chỉ số “Những Quốc gia ít thân thiện nhất trên thế giới” và ở đây sự lạnh lùng của người dân được coi là một trong những yếu tố chính!

Thành Luân, một sinh viên theo học tại Trường Kinh tế Moscow cho rằng đây rõ ràng là một sự khác biệt lớn về văn hóa: “khi tôi đến Nga, tôi biết rằng mọi người sẽ không ấm áp hay trò chuyện thân thiện như ở Việt Nam”. Thật vậy, ở đa số các trường học trong cuộc gặp gỡ đầu tiên của bạn với sinh viên Nga: không ai nói “chào” hoặc mỉm cười với bạn ở hành lang trường học, không ai nói chuyện nhỏ trong lớp, thậm chí tại các bữa tiệc, các nhóm?”

Lời khuyên: để người Nga thân thiện hơn với bạn trong bất kỳ tình huống nào, các bạn cần hiểu hơn về họ. Trong suốt thời kỳ lịch sử hỗn loạn của đất nước, người dân Nga vốn đã có nhiều lý do để cảnh giác với người lạ, đó là lý do vì sao họ hiếm khi mỉm cười hoặc bắt chuyện ngẫu nhiên với những người lạ trên phố. Điều này, không có nghĩa là họ lạnh lùng hoặc bất lịch sự, họ chỉ không tin tưởng người nước ngoài một cách dễ dàng.

Trong khi điều này có vẻ như tạo nên một môi trường khó khăn cho các sinh viên nước ngoài để kết bạn và kết nối mới với cộng đồng, thì dường như nó lại là một thử thách đáng để bạn nỗ lực thêm: “Theo cách nào đó, phá băng là một thách thức kích thích, bởi vì một khi bạn giao tiếp gần gũi hơn được với người Nga, bạn đã kết nối được với cuộc sống nơi đây”.

Đội ngũ Du học Nga

Đăng bình luận

Your sidebar area is currently empty. Hurry up and add some widgets.